Hiện nay, nhiều bạn trẽ lựa chọn việc xuất khẩu lao động, du học khi học xong phổ thông. Tuy nhiên, một số trường hợp đã nộp hồ sơ nhưng quyết định không đi nữa và rút hồ sơ. Vậy rút hồ sơ không đi xuất khẩu lao động có phải bồi thường?
Mục lục bài viết
1. Rút hồ sơ không đi xuất khẩu lao động có phải bồi thường?
Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi có câu hỏi muốn gửi tới Luật sư.
Năm nay em 18 tuổi, vừa học xong cấp 3 và em có định hướng là đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Em được 1 chị bên môi giới tư vấn hướng dẫn thủ tục. Sau khi thấy ổn thì gia đình em quyết định cho em theo học tại trung tâm chị ấy giới thiệu. Tuy nhiên, sau đó, chị này đã yêu cầu tụi em nộp 700 USD để đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng, gia đình em tin tưởng tuyệt đối nên vẫn đóng. Tuy nhiên, giờ em không muốn đi nữa thì có được lấy lại tiền hay không? Hay có phải bồi thường gì không?
Theo quy định tại Điểm c Tiểu mục 1 Mục 5 Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH thì:
Doanh nghiệp dịch vụ phải có nghĩa vụ cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.
Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu trường hợp người lao động không có nhu cầu để đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ sẽ phải có trách nhiệm trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động sẽ phải có trách nhiệm chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi trước đó để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó bao gồm: chi phí làm hồ sơ, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm c Tiểu mục 2 Mục 5 Thông tư 21 thì: Doanh nghiệp dịch vụ sẽ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động trong trường hợp sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh.
Theo quy định trên thì công ty chỉ được thu tiền môi giới của Anh/Chị sau khi ký
Đồng thời, Điều 17
– Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
– Không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Dẫn chiếu đối với trường hợp của bạn thì việc công ty môi giới yêu cầu bạn bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động bằng khoản tiền 700 USD là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Do đó, đối với trường hợp này thì bạn không cần bồi thường bất kỳ chi phí gì và nếu công ty môi giới không trả lại giấy tờ và tiền cho bạn thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nếu trường hợp người đứng đầu tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc là quá hạn mà vẫn không được giải quyết thì bạn khiếu nại đến Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Ngoài ra, bạn vẫn có thể kiện ra Tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên nếu trường hợp bạn không còn ý định muốn đi xuất khẩu lao động thì bạn có thể yêu cầu rút hồ sơ và các giấy tờ đã giao cho công ty cũng như khoản tiền mà bạn đã nộp cho công ty sau khi trừ đi các khoản chi phí mà công ty đã chi trả như chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh. Ngoài ra, thì bạn không có nghĩa vụ phải bồi thường bất kỳ chi phí nào khác.
2. Cách lấy lại tiền đặt cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa:
Hiện nay, trường hợp cọc tiền tuy nhiên lại không đi xuất khẩu lao động nữa thì có thể kể đến một số cách thức để lấy lại tiền đặt cọc như sau:
Thứ nhất: Các bên cùng nhau trên tinh thần hợp tác ngồi lại thỏa thuận thương lượng, nhằm mục đích đàm phán với bên nhận đặt cọc để bên đó trả lại khoản tiền đặt cọc cho mình. Việc lựa chọn phương thức này giúp tiết kiệm thời gian, bớt đi các chi phí như: chi phí thuê Luật sư, chí phí tố tụng, chi phí đi lại. Ngoài ra, tạo được mối quan hệ bình ổn cho các bên sau khi không còn thực hiện hợp đồng cùng nhau.
Thứ hai: Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 25 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện nay có ghi nhận, đối với trường hợp các bên có phát sinh về tranh chấp về việc doanh nghiệp và tổ chức dịch vụ không trả lại khoản tiền ký quỹ thì người lao động sẽ có quyền kiến nghị đến với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xác định đó là Bộ lao động thương binh và xã hội. Như vậy thì có thể thấy, trong trường hợp công ty không hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc cho bạn thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện quyền khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Thứ ba: Thực hiện thủ tục để khởi kiện ra tòa án nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thủ tục khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Cá nhân thực hiện việc chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì người khởi kiện sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn khởi kiện thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định;
– Các giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
– Những tài liệu chứng cứ liên quan để chứng minh cho vấn đề quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm ví dụ như hợp đồng đặt cọc
Bước 2: Người khởi kiện trực tiếp nộp hồ sơ khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây sẽ là tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi bị đơn cư trú và làm việc căn cứ theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại tòa án, thông qua đường bưu điện hoặc gửi qua cổng thông tin điện tử của tòa án.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì Tòa án sẽ thụ lý và xem xét tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu trường hợp xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án thì người khởi kiện phải thực hiện hoạt động đầu tiên tạm ứng án phí và nộp cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. sau đó phân công thẩm phán để xử lý vụ việc.
3. Hệ quả pháp lý khi rút hồ sơ nước ngoài:
Trong trường hợp bạn không còn muốn đi nước ngoài nữa thì để rút hồ sơ khi quá thời hạn cam kết thời hạn chờ xuất cảnh, lúc này bạn cần liên hệ với công ty xuất khẩu lao động hoặc đến trực tiếp công ty để thông báo cho họ biết về việc bạn muốn rút hồ sơ.
Nếu trường hợp bạn rút hồ sơ trong thời gian mà doanh nghiệp cam kết, thì bạn sẽ phải chịu những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã thực hiện chi trả cho bạn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, nếu trường hợp quá thời hạn cam kết mà doanh nghiệp chưa đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và lao động không có nhu cầu đi nữa, thì lúc này bạn cần thông báo cho doanh nghiệp. Đối với trường hợp này, thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại hồ sơ và tất cả các chi phí mà lao động đã nộp.
Đối với việc bạn muốn rút tiền đặt cọc đã đóng hồ sơ cho việc xuất khẩu lao động, theo quy định Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nếu trường hợp bạn không muốn đi xuất khẩu lao động nữa, công ty dịch vụ phải có nghĩa vụ trả lại cho bạn hồ sơ và các khoản chi phí mà công ty đã chi trả, bao gồm chi phí làm hồ sơ, học phí, chi phí làm thủ tục nhập cảnh, chi phí dịch vụ, tiền môi giới, tiền vé máy bay và hoàn trả lại tiền ký quỹ cho bạn.
Trong trường hợp công ty cố tình không hoàn trả phí, lúc này bạn có thể khiếu nại đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để yêu cầu hòa giải hoặc khởi kiện với Tòa án nhân dân cấp huyện tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật lao động 2019;
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
– Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và