Hiện nay nhu cầu đi du học ngày càng tăng cao, tuy nhiên không phải ai cũng được đi thuận lợi, xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau, một số trường hợp đặt ra nguyện vọng muốn rút hồ sơ không đi du học. Vậy câu hỏi đặt ra: Rút hồ sơ không đi du học nữa có phải nộp tiền phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Rút hồ sơ không đi du học nữa có phải nộp tiền phạt không?
1.1. Các trường hợp rút hồ sơ không đi du học:
Hiện nay có thể thấy, nhu cầu đi du học ngày càng cao, các bậc phụ huynh đang muốn cho con em ra nước ngoài để mở rộng cơ hội phát triển. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sau khi nộp đủ hồ sơ để đi du học, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà các chủ thể này muốn rút hồ sơ, không muốn đi du học nữa. Có thể kể đến một số trường hợp rút hồ sơ điển hình, xuất phát từ hai phía đó là người du học hoặc do công ty, cụ thể như sau:
– Sau khi đã hoàn thành thủ tục đi du học bên nước ngoài thì các du học sinh sẽ có một khoảng thời gian để chờ xuất nhập cảnh sang nước mà mình đang đăng ký và có nhu cầu học tập tại đó, trong phản thời gian này thì du học sinh có thể gặp một số lý do bất khả kháng, các lý do này nằm ngoài dự đoán ban đầu của họ ví dụ như gặp vấn đề về sức khỏe, gặp vấn đề về thiên tai, hoả hoạn … nên không thể tiếp tục đi du học được nữa, bắt buộc các chủ thể là du học sinh cần phải hủy hợp đồng và rút hồ sơ đi du học;
– Các du học sinh gặp phải một số vấn đề về hồ sơ hoặc giấy tờ … nên không thể tiến hành thủ tục xuất nhập cảnh theo đúng quy định của pháp luật;
– Trong thời gian đợi kết quả để đi du học bên nước ngoài, du học sinh bị vướng phải một số vấn đề về pháp lý, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hoặc có thể do một số vấn đề khác của du học sinh như vi phạm pháp luật, mất tiền án tiền sự, trình độ ngoại ngữ không đạt … hoặc thậm chí là có thể do nhu cầu và nguyện vọng của du học sinh không còn muốn đi du học tại nước ngoài, cho nên họ thực hiện thủ tục rút hồ sơ không đi du học nữa;
– Bên cạnh đó, có thể kể đến một số lý do suất phát từ phía công ty môi giới du học sinh, ví dụ như công ty tiếp nhận bị phá sản hoặc ngưng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, nghiệp đoàn hoặc công ty môi giới du học sinh không còn đủ khả năng để tiếp nhận các du học sinh nước ngoài theo quy định của các tổ chức quốc tế, công ty không xin được tư cách lưu trú cho các du học sinh nên bắt buộc phải hủy hợp đồng (hay còn gọi là hồ sơ lưu trú của các du học sinh bị Cục xuất nhập cảnh nước ngoài từ chối), công ty môi giới du học sinh đang bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra hoặc gặp các vấn đề bất thường về pháp lý vì vậy mà bắt buộc phải tiến hành hoạt động hủy hợp đồng do chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ Lao động thương binh và xã hội ra quyết định, bắt buộc phải tiến hành hủy hợp đồng với du học sinh do công ty đó có quá nhiều du học sinh bỏ trốn hoặc lưu trú làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài.
1.2. Phạt vi phạm khi rút hồ sơ không đi du học nữa:
Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao trao đổi học thuật, có ghi nhận về trách nhiệm của tổ chức dịch vụ tư vấn du học, cụ thể như sau: Tổ chức dịch vụ tư vấn du học sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc ký kết hợp đồng với người có nhu cầu đi du học hoặc cha mẹ của người có nhu cầu đi du học, tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng với người giám hộ hợp pháp của người có nhu cầu đi du học theo nguyên tắc thỏa thuận, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của các bên, ký hợp đồng một cách tự nguyện và không bị lừa dối ép buộc, trong đó quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm, và cam kết của mỗi bên. Hợp đồng này sẽ được coi là văn bản pháp lý để các bên căn cứ vào đó thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Hợp đồng được xem là cam kết giữa hai bên, theo đó thì các bên cần phải tuân thủ hợp đồng để không làm ảnh hưởng đến một bên còn lại, và hợp đồng được giao kết trong khuôn khổ pháp luật. Nhìn chung thì hợp đồng đi du học sẽ được ký kết giữa tổ chức dịch vụ tư vấn với người có nhu cầu đi du học theo các nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật, phổ biến nhất là nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc tự nguyện, trong hợp đồng có thể phản ánh nhiều nội dung khác nhau, nhưng quan trọng nhất là điều khoản về quyền lợi và trách nhiệm của các bên.
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu rằng rút hồ sơ không đi du học nữa thì có phải nộp tiền phạt hay không? Có thể nói hành vi rút hồ sơ không đi học là hành vi dân sự, vì thế cần phải xem xét dựa trên phương diện pháp luật dân sự, hiện nay pháp luật không có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi rút hồ sơ không đi du học. Vì thế có thể căn cứ theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận về thỏa thuận phạt vi phạm, cụ thể như sau:
– Phạt vi phạm được xem là điều khoản thể hiện rõ nét sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó thì bên vi phạm sẽ có nghĩa vụ nộp một khoản tiền nhất định cho bên bị vi phạm theo thỏa thuận của các bên;
– Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, phù hợp với mong muốn và nhu cầu của các bên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc bên vi phạm sẽ có nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại hoặc, bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm tuy nhiên không có thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại, thì khi đó bên vi phạm có nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm theo sự thỏa thuận của các bên. Về nguyên tắc thì có thể thấy, hợp đồng đi du học được xem là một dạng hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, do đó cho nên các bên cần phải thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi cho đôi bên, cần phải bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau.
Như vậy khi hai bên đã giao kết hợp đồng du học, tuy nhiên có thể xuất phát vì nhiều lý do khác nhau như đã nêu ở trên, gia đình bạn giờ không muốn cho bạn đi du học nữa, có thể xuất phát từ lý do sức khỏe không tốt hoặc thay đổi kế hoạch … thì phía bạn và phía công ty tổ chức dịch vụ du học vẫn sẽ phải có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Như vậy thì khi bạn đã ký kết hợp đồng du học và nay không muốn đi du học nữa thì trường hợp này bạn đã vi phạm cam kết trong hợp đồng du học.
Về trách nhiệm bồi thường và phạt vi phạm thì đã được quy định cụ thể trong hợp đồng du học giữa bạn và phía công ty tổ chức dịch vụ du học. Có thể xét một số trường hợp sau:
– Nếu hợp đồng du học mà hai bên đã ký kết có ghi nhận rõ về điều khoản phạt vi phạm thì bạn cần phải thực hiện theo điều khoản phạt vi phạm đó;
– Nếu trong hợp đồng hai bên giao kết ban đầu của thỏa thuận phạt vi phạm vừa thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại thì bạn vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên số thiệt hại thực tế mà công ty du học sẽ phải gánh chịu từ hành vi chấm dứt hợp đồng của bạn.
Như vậy thì có thể thấy, trong trường hợp bạn và trung tâm du học thỏa thuận với nhau về mức phạt vi phạm khi không thực hiện đúng theo cam kết thì bạn sẽ phải nộp một khoản tiền phạt vi phạm. Còn trong trường hợp hai bên giao kết hợp đồng du học không có điều khoản phạt vi phạm thì bạn sẽ không cần phải nộp khoản tiền phạt vi phạm.
2. Trình tự và thủ tục xin rút hồ sơ không đi du học:
Có thể thấy, môi trường học tập và làm việc tại nước ngoài đặc biệt là các nước đang phát triển hoàn toàn khác với môi trường mà các chủ thể đang học tập tại Việt Nam, nền giáo dục nước ngoài mang bản chất tiên tiến và hiện đại, đặc biệt là các nước ở châu Âu, có sự phối hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, vì thế các bậc phụ huynh và các du học sinh vô cùng ấn tượng. Nhiều phương pháp học tập hiệu quả mà các du học sinh sẽ được trải nghiệm khi họ đi du học, rất nhiều chương trình thực tế và các lớp học đào tạo nâng cao cùng với cơ sở vật chất cực kỳ hiện đại, các giảng viên hầu hết là các giáo sư và tiến sĩ hàng đầu có kinh nghiệm trong giảng dạy và làm việc, hứa hẹn có thể giúp cho các du học sinh những phương pháp học tập hiệu quả và hệ tư duy logic, vì thế cho nên vấn đề du học đó không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên xuất phát vì nhiều lý do khác nhau nêu trên mà sau khi nộp hồ sơ, các chủ thể đó đặt ra nguyện vọng và mong muốn rút hồ sơ và không còn muốn đi du học nữa. Nhìn chung thì khi muốn thực hiện thủ tục rút hồ sơ không đi du học cần phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Du học sinh viết đơn xin huỷ hợp đồng.
Bước 2: Du học sinh mang đơn lên công ty kinh doanh dịch vụ du học.
Bước 3: Công ty tiếp nhận đơn xin huỷ hợp đồng của du học sinh.
Bước 4: Du học sinh sẽ chờ đợi thông tin của công ty gửi về việc huỷ hợp đồng đi du học.
3. Mẫu đơn xin được rút hồ sơ du học theo quy định pháp luật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ DU HỌC
Kính gửi (ghi tên cơ quan, đơn vị nhận đơn): …
Tôi là: …
Sinh ngày: …
Dân tộc: …
Giới tính: …
Căn cứ công dân số: … Cấp ngày: … Nơi cấp: …
Hộ khẩu thường trú: …
Nơi ở hiện tại: …
Điện thoại liên hệ: … Email: …
Tôi đã thực hiện thủ tục hồ sơ du học tại …
Tôi xin trình bày một việc như sau:
Ngày … tháng … năm …, tôi đã nộp hồ sơ du học … tại …, biên nhận hồ sơ số: …
Nay tôi làm đơn này muốn rút lại hồ sơ đã nộp.
Lý do cụ thể như sau: …
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể được rút hồ sơ du học một cách nhanh chóng.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật.