Hiện nay, cá nhân tiến hành nộp đơn ly hôn hoàn toàn có quyền thay đổi quan điểm trong bất kỳ giai đoạn nào sau khi đã nộp đơn yêu cầu lên Tòa án có thẩm quyền. Vậy, Rút đơn ly hôn có mất phí không? Có bị phạt không?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật quy định thế nào về việc rút đơn ly hôn:
1.1. Khi nào Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự ly hôn:
Theo ghi nhận tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau:
– Hội đồng xét xử khi nhận được yêu cầu thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự sẽ tiến hành xác nhận thông tin để xem xét việc chấp thuận yêu cầu nếu nhận thấy việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu thì hoàn toàn được Tòa án chấp nhận;
– Hiện tại vẫn tồn tại cả những trường hợp đương chỉ có mong muốn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và đương nhiên hoạt động rút yêu cầu của họ xuất phát từ sự tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút;
Với thông tin cung cấp, cá nhân làm thủ tục rút đơn yêu cầu ly hôn và nếu việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo;
Như vậy, đương sự có thể thực hiện quyền rút đơn yêu cầu bất kỳ giai đoạn nào kể cả thời điểm Tòa chưa thụ lý hay Tòa án đã thụ lý ly hôn.Cá nhân làm đơn yêu cầu giải quyết ly hôn mà rút đơn yêu cầu sẽ được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án ly hôn và trả lại đơn yêu cầu cho đương sự.
1.2. Rút đơn ly hôn có mất phí không? Có bị phạt không?
Để trả lời được băn khoăn liên quan đến mức phạt do rút đơn ly hôn thì bạn đọc cần đối chiếu đến quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Theo đó, trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả nhất định trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
– Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không được trao quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước, hoặc có sự thay đổi nhất định về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
– Xét đến trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do được triệu tập hợp lệ lần thứ hai vẫn không có mặt theo yêu cầu tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước;
– Tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này mà đương sự thay đổi ý kiến muốn rút đơn thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đồng thời nộp trả lại cho họ tiền tạm ứng án phí;
Như vậy, trường hợp vợ chồng có yêu cầu ly hôn mà đã hàn gắn được tình cảm và xin rút đơn tại tòa án thì bạn được hoàn trả lại tiền án phí đã nộp và không có chế tài xử phạt.
2. Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện thế nào?
Yêu cầu rút đơn ly hôn để được chấp thuận cần tuân thủ trình tự nhất định, cá nhân làm đơn yêu cầu ly hôn thì cũng cần làm đơn đề nghị nếu thay đổi quan điểm không giải quyết ly hôn theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án có thẩm quyền
Để thực hiện được yêu cầu này thì vợ chồng cần phải làm đơn yêu cầu rút đơn ly hôn Mẫu đơn yêu cầu được thực hiện theo mẫu sẵn.
Bước 2: Tòa án xem xét đơn yêu cầu
– Đối với trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc ly hôn thuận tình thì căn cứ điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, xem xét và chấp nhận yêu cầu rút đơn ly hôn thuận tình của vợ, chồng. Khi đó, Tòa án sẽ trả lại đơn thuận tình ly hôn cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
– Riêng trong vụ án ly hôn đơn phương, theo khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu một trong hai người là vợ, chồng có yêu cầu rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó, trả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu.
Đồng thời, Tòa án cũng có quyền để sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
3. Có thay đổi về mức phí ly hôn nếu đã rút đơn sau đó lại gửi lại lần 2 không?
Pháp luật trao quyền cho cá nhân được tự do lựa chọn xây dựng hoặc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân nên cá nhân hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động này theo ý chí riêng của bản thân. Theo đó, cá nhân sau khi rút đơn ly hôn vẫn có quyền nộp lại yêu cầu lần hai đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết và vẫn phải chịu mức phí theo quy định để được tiếp nhận, giải quyết. Căn cứ số 1.1 và số 1.3 mục II Danh mục án phí, lệ phí Tòa án Ban hành kèm theo
Hiện nay, mức thu án phí dân sự sơ thẩm được áp dụng đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng;
Đối với những vụ án yêu cầu giải quyết liên quan đến tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động có giá ngạch thì sẽ dao động theo từng vụ việc, theo đó mức thu án phí dân sự sơ thẩm gồm mức sau:
+ Giá trị tài sản tranh chấp mà cần Tòa án phân chia thì với mức từ 6.000.000 đồng trở xuống: thì phí yêu cầu giải quyết là 300.000 đồng;
+ Nếu giá trị đạt mức từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng sẽ áp dụng mức thu 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
+ Tài sản chung cần giải quyết ly hôn mà có giá từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: mức thu cố định là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
+ Đối với trường hợp giá trị tài sản lên tới trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: mức thu là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
+ Mức giá trị tài sản tăng cao từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: mức thu là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
+ Mức cuối cùng có thể được áp dụng được quy định là từ trên 4.000.000.000 đồng: thì Tòa thu tạm ứng là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Với quy định nêu trên,cá nhân khi rút đơn ly hôn mà lại nộp lần 2 thì mức phí giải quyết ly hôn không có sự thay đổi so với lần đầu yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, trong trường hợp không có giá ngạch là 300.000 đồng và trong trường hợp có ngạch sẽ dựa vào cụ thể từng vụ mà mức thu khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
–