Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường xa, dù là bằng phương thức vận hàng hóa bằng phương thức nào cũng đều không thể tránh khỏi những rủi ro, những trở ngại không đáng có mà làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ giao nhận hàng ở đích đến cuối cùng. Vậy những rủi ro thường gặp trong quá trình vận chuyển hàng hóa là gì?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro thường gặp trong quá trình vận chuyển hàng hóa:
Hiện nay, tại Việt Nam có những hình thức vận chuyển hàng hóa như sau:
– Vận chuyển bằng đường hàng không.
– Vận chuyển bằng đường bộ (xe máy, ô tô, xe kéo,…).
– Vận chuyển bằng đường sắt.
– Vận chuyển bằng đường thủy.
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường xa, dù là bằng phương thức vận hàng hóa bằng phương thức nào cũng đều không thể tránh khỏi những rủi ro, những trở ngại không đáng có mà làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ giao nhận hàng ở đích đến cuối cùng. Rủi ro thường gặp trong quá trình vận chuyển hàng hóa có thể kể đến như:
Đối với trong vận chuyển đường bộ:
Đường bộ là hình thức vận chuyển tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng vận chuyển các hàng hóa khắp nơi trong nước, tuy nhiên có các rủi ro thường nên lường trước để kịp ứng phó khi gặp phải, điển hình như:
– Tắc đường, trễ hàng: vì là hình thức vận chuyển khá dễ dàng và thuận tiện nên lượng xe cộ sẽ cực kỳ đông đúc, khiến cho tình trạng lưu thông chậm, thậm chí là tình trạng tắc đường thường xuyên, gây ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.
– Thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, hàng bị chậm đến hoặc là trường hợp xấu nhất là hàng hóa bị hư hỏng khi vô tình gặp phải điều kiện thời tiết không thích hợp.
– Tai nạn giao thông: với hệ thống giao thông đường bộ dày đặc như hiện nay thì tình trạng an toàn giao thông đã và đang được báo động đỏ, chỉ 1 chút sơ suất cá nhân mà có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc giao hàng đúng hẹn với khách hàng, đối tác.
– Một số rủi ro khác thường thấy như: đường xấu, hàng hóa bị xô lệch, hư hỏng vì đóng gói không kỹ, không chèn những khoảng trống trong kiện hàng, do nhân viên bốc xếp không cẩn thận, mạnh tay trong quá trình lên xuống hàng hóa,…
Đối với trong vận chuyển đường hàng không:
Vận chuyển đường hàng không được coi là phương thức vận chuyển khá an toàn, tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên thì nó vẫn có những rủi ro khách quan nhất định mà có thể phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và linh hoạt xử lý khi xảy ra, cụ thể:
– Thủ tục vận chuyển hàng chưa đủ tiêu chuẩn để bay.
– Chuyến bay bị hoãn nhiều lần do hãng bay quyết định hoặc là do điều kiện thời tiết xấu.
– Hạn chế một số các mặt hàng nhất định do thủ tục phức tạp hoặc không được phép bay.
Đối với trong vận chuyển đường thủy:
Vận chuyển đường thủy không phổ biến như vận chuyển đường bộ, tuy là ít có rủi ro nhưng khi đã rủi ro thì đa số là tổn thất nặng nề, không thể không kể đến các sự cố như:
– Rủi ro đến từ thiên nhiên: bão, sóng lớn, biển động, sét đánh,…sẽ làm cho hàng hóa bị rò rỉ, hư hỏng khi chồng đè lên nhau, nghiêm trọng hơn là đắm tàu khiến hàng hóa bị thất lạc.
– Rủi ro đến từ con người: tình trạng bị đánh cắp hàng do người trên tàu dù hiếm gặp nhưng mà hậu quả để lại cũng khiến chủ hàng bị tổn thất nặng nề.
– Rủi ro đến từ tai nạn: va chạm giữa những tàu thuyền, tàu bị mắc cạn, bị vướng chướng ngại vật không thể di chuyển cũng khiến cho hàng hóa bị xô lệch và đè lên nhau làm hư hỏng đáng kể.
Đối với trong vận chuyển đường sắt:
– Phương thức vận chuyển này rất bất tiện đối với kho hàng ở xa, ví dụ như các tỉnh không có tuyến đường sắt ngang qua.
– Tốc độ vận chuyển khá lâu. Cho nên về cơ bản phải mất khá nhiều về thời gian hơn so với vận tải đường bộ.
– Lộ trình còn cố định: Hiện nay, hệ thống đường sắt tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, không có nhiều các tuyến đường sắt để phục vụ vận chuyển hàng hóa.
2. Quy định về chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa:
Căn cứ Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất
Trường hợp 1: Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Điều 57 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại quy định trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu như bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua ở tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc là hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc là người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả là trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Trường hợp 2: Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Điều 58 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại quy định trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu như hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng ở tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc là hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Trường hợp 3: Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Điều 59 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại quy định trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu như hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc là hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Khi mà bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
– Khi mà người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
Trường hợp 4: Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Điều 60 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu như đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc là hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Trường hợp 5: Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Điều 61 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại quy định trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong những trường hợp khác được quy định như sau:
– Trong trường hợp không được quy định tại các trường hợp trên thì rủi ro về mất mát hoặc là hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc về quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
– Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu như hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo đến cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
3. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển:
Căn cứ Điều 36 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại thì trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển được quy định như sau:
– Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu ở trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc là cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và sẽ phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
– Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán sẽ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng những phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo những điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
– Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu như bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo ra điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại.
THAM KHẢO THÊM: