Rủi ro là những tai nạn, thảm họa, mối đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, gây ra nhiều tổn thất. Trong lĩnh vực hàng hải, vấn đề rủi ro liên quan trực tiếp đến bảo hiểm hàng hải, gây ra nhiều thiệt hại cho thương nhân. Vậy rủi ro pháp lý trong hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro pháp lý trong vận chuyển hàng hải quốc tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 303 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 có quy định về rủi ro hàng hải. Theo đó, rủi ro hàng hải là những tai nạn có thể xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, trong đó bao gồm rủi ro của biển, cháy nổ, cướp biển, trộm cắp, kê biên, chiến tranh, quản thúc, giam giữ, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, ném hàng xuống biển, hành vi bất hợp pháp, và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận, các bên ghi nhận cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Như vậy, có thể kể đến một số rủi ro pháp lý trong hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế như sau:
(1) Rủi ro cháy. Thực tế mà nói thì cháy không phải là một tai nạn bất ngờ ngoài biển. Lửa bốc cháy ở trên tàu là một vấn đề vô cùng quan trọng vì so với một vụ cháy trên bờ thì cháy trên tàu rất khó để có thể dập tắt. Có nhiều nguyên nhân gây ra cháy như sét đánh, sơ suất của con người, tính chất hàng hóa dễ bốc cháy khi gặp nhiệt độ cao, thời tiết nóng … Tuy nhiên, khi gặp rủi ro cháy trong hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế thì chỉ được bảo hiểm trong những trường hợp sau:
– Bồi thường cho những tài sản được bảo hiểm phát hiện bất ngờ do nguyên nhân khách quan. Thông thường, cháy phải có sức nóng, có ánh sáng … Tuy nhiên cũng có trường hợp lửa chỉ cháy ngầm, không phát ra ánh sáng, không tìm ra nguyên nhân, vì vậy đều thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cháy;
– Bồi thường cho những trường hợp cháy do sơ suất của con người, ví dụ như thủy thủ hút thuốc vứt xuống sàn làm cho hàng hóa bị cháy;
– Bồi thường cho những trường hợp bị cháy tàu trong hoàn cảnh chính đáng như đốt cháy để tránh bị bắt, để tiêu diệt một thứ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm …;
– Bồi thường cho những trường hợp hàng hóa bị cháy lan, ví dụ như hàng hóa thuốc nổ cháy tự phát và cháy lan sao những hàng hóa khác thì người bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các loại hàng hóa cháy lan nếu các loại hàng hóa này có mua bảo hiểm.
(2) Rủi ro và chạm, đâm va. Va chạm tức là khi tàu, phương tiện vận chuyển khác đâm phải nhau/đâm phải vật thể cố định, vật thể chuyển động, vật thể nổi, trong đó bao gồm cả tảng băng. Tai nạn đâm và cũng là một trong những tai nạn phổ biến trong hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế. Thông thường, trong trường hợp hai tàu cùng có lỗi đâm vào nhau thì sẽ giải quyết theo phương diện thỏa thuận, đây là hình thức đơn giản nhất.
(3) Rủi ro mắc cạn. Rủi ro mắc cạn là một trong những rủi ro gây ra tổn thất đáng kể đối với tàu biển và hàng hóa. Tàu bị mắc cạn là khi đáy tàu chạm đất hoặc chạm phải một chướng ngại vật làm cho con tàu không thể chuyển động. Theo đó, khi một con tàu mắc cạn thì việc mất cạnh đó phải xảy ra do một hậu quả của một sự việc ngẫu nhiên hoặc không bình thường, làm cho tàu bị chạm phải đất hoặc chạm phải một chướng ngại vật khác, dừng lại ở đó và cho sự giúp đỡ của bên ngoài. Ví dụ: Vụ án phà Queen of oak bay của Canada. Phà “Queen of the Oak Bay”, một thanh điều khiển nối bộ điều chỉnh tốc độ và thanh răng nhiên liệu đã bị rời ra khi một chiếc đai ốc tuột ra khỏi bu lông. Điều này xảy ra là do đã thiếu mất một thanh hãm đai ốc được dùng để ngăn đai ốc tuột khỏi bu lông. Kết quả là động cơ tăng tốc quá mức, cuối cùng bị ngắt bởi một thiết bị kiểm soát tốc động cơ bị ngắt, chiếc phà đã đâm vào một bến tàu ở Vịnh Horseshoe và mắc cạn. Theo phán quyết của tòa án thì việc tàu mắc cạn trong trường hợp này được cho là rủi ro của biển cả và đây là rùi ro được bảo hiểm.
(4) Rủi ro chìm đắm. Tàu được coi là chim đắm khi toàn bộ phần nổi của tàu nằm dưới mặt nước, đồng thời con tàu đó không thể tiếp tục cuộc hành trình của mình. Nếu con tàu chỉ bị ngập một phần hoặc bập bềnh trên mặt nước thì sẽ không được coi là sự kiện chìm đắm vì trường hợp này thường xảy ra khi sóng biển lớn, ngoại trừ trường hợp người ta chứng minh được do tính chất của hàng hóa đến con tàu đó không thể chìm sâu hơn. Có thể kể đến ví dụ rủi ro chìm đắm đối với con tàu Ocean Harvester. Đây là một con tàu kéo lưới, con tàu này đã bị đắm vào sớm ngày 3 tháng 9 năm 2000 ở vùng nước sâu trong khu vực lân cận Keeper Reef. Theo như nguyên đơn thì việc đóng tàu của con tàu này hoàn toàn là ngẫu nhiên, không có bất kỳ nguyên nhân nào có thể đổ lỗi. Về phía bị đơn thì cho rằng con tàu này đã bị đánh đắm có chủ ý và đồng thời cho rằng trường hợp này không được bảo hiểm. Đây là một vụ việc đặc biệt trong hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế vào thời điểm lúc đó.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể lập dưới dạng dữ liệu điện tử không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật giao dịch điện tử năm 2023 có quy định về hợp đồng điện tử. Theo đó, hợp đồng điện tử được xem là loại hợp đồng thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 303 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 có quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Theo đó:
– Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là loại hợp đồng bảo hiểm liên quan tới rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm bắt buộc phải nộp phí bảo hiểm theo sự thỏa thuận của các bên, đồng thời người bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm đối với những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm, phạm vi bảo hiểm của mình theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Rủi ro hàng hải là những rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình hành trình trên biển, trong đó bao gồm: rủi ro của biển, cháy nổ, chiến tranh, trộm cắp, kê biên, cướp biển, quản thúc, ném hàng xuống biển, giam giữ, trưng mua, trưng thu, trưng dụng, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro khác được các bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo tập quán thương mại hoặc theo những điều kiện cụ thể dựa trên sự thỏa thuận của các bên, sao cho đảm bảo tối đa quyền lợi của bên được bảo hiểm đối với những tổn thất có thể xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển;
– Hợp đồng bảo hiểm hàng hải theo quy định của pháp luật cần phải được giao kết bằng văn bản.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay chỉ bắt buộc hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải hoàn toàn có thể được lập dưới dạng dữ liệu điện tử, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đó là hợp đồng cần phải được giao kết bằng văn bản.
3. Người được bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 310 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 có quy định về quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Theo đó:
– Trong trường hợp người được bảo hiểm có hành vi cố tình vi phạm nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 308 của Văn bản hợp nhất bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023, thì người bảo hiểm hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác, không khai báo theo quy định của pháp luật thì người bảo hiểm sẽ không có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên người bảo hiểm có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức hợp lý;
– Trước khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu trên thực tế, người được bảo hiểm hoàn toàn có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ trả lại cho người bảo hiểm chi phí hành chính, đồng thời người bảo hiểm phải hoàn trả chi phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm;
– Người bảo hiểm và người được bảo hiểm sẽ không được phép chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau khi trách nhiệm bảo hiểm đã bắt đầu trên thực tế, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp trong hợp đồng bảo hiểm các bên thỏa thuận về việc, hợp đồng bảo hiểm đó có thể bị chấm dứt sau khi trách nhiệm bảo hiểm đã bắt đầu trên thực tế, đồng thời người được bảo hiểm có yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau khi trách nhiệm bảo hiểm đã bắt đầu, thì người bảo hiểm sẽ có quyền thu phí được tính kể từ ngày trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu kéo dài cho đến ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, đồng thời việc hoàn phí sẽ được tính tương ứng với thời gian còn lại. Trong trường hợp người bảo hiểm có yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thì phí bảo hiểm của thời gian còn lại sẽ được hoàn trả cho người được bảo hiểm được tính bắt đầu kể từ ngày người được bảo hiểm có yêu cầu chấm dứt kéo dài đến ngày hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó thì có thể nói, trước khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu, người được bảo hiểm hoàn toàn có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải, tuy nhiên người được bảo hiểm cần phải có trách nhiệm trả các chi phí hành chính có liên quan, và người bảo hiểm cần phải hoàn trả chi phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2023 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Bộ luật Hàng hải Việt Nam;
– Luật Giao dịch điện tử 2023.
THAM KHẢO THÊM: