Khi quy chuẩn không còn phù hợp thì phải tiến hành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn pháp luật để hợp với thị trường, sự phát triển cuả xã hội.
Quy chuẩn Kỹ thuật đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, quy chuẩn kỹ thuật trở thành chuẩn mực mang tính thông lệ và phổ biến để theo đó mà tạo ra và đánh giá một sản phẩm hàng hóa – dịch vụ nào đó khi xuất hiện kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển sâu rộng, quá trình giao lưu, hợp tác thương mại, đầu tư vượt ra ngoài phạm vi một địa phương, một quốc gia. Từ giữa thế kỷ 20 lại đây, cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và sự cạnh tranh gay gắt, quy chuẩn kỹ thuật càng được khẳng định vai trò Cơ sở khoa học của mình; quy chuẩn kỹ thuật vừa mở rộng đối tượng (không chỉ sản phẩm hàng hóa – dịch vụ mà còn là quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội), phong phú về nội dung (không chỉ là những đặc tính kỹ thuật thông thường mà còn phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…), là căn cứ khoa học để các bên liên quan thỏa thuận và xử lý những bất đồng trong quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư, là cơ sở quan trọng nhất để xử lý các rào cản kỹ thuật. Tuy nhiên khi không còn sự phù hợp thì phải tiến hành việc rà soát, sử ađổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn pháp luật để phù hợp với thị trường, sự phát triển cuả xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 như sau:
Điều 35. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức rà soát quy chuẩn kỹ thuật định kỳ năm năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 32 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật theo trình tự sau đây:
a) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Đồng thời việc rà soát, thay thế, sửa đổi bổ sung sẽ đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế cuả Nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng khi mà quy chuẩn đó không còn phù hợp.