Quyết định hình phạt là gì? Quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm nhiều tội? Pháp nhân thương mại là gì? Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với các pháp nhân thương mại phạm tội?
Pháp nhân thương thương mại là một đối tượng được quy định trong
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mục lục bài viết
1. Quyết định hình phạt là gì?
Có thể thấy tại Điều 50, luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì căn cứ quyết định hình phạt sẽ được quy định như sau:
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội
Như vậy Quyết định hình phạt là Xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.
Từ góc độ luật hình sự có thể định nghĩa quyết định hình phạt như sau: Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt ( đối với loại hình phạt có các mức khác nhau ) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Quyết định hình phạt chỉ đặt ra đối với các trường hợp chủ thể chịu trách nhiệm hình sự không được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt, tức là đối với các trường hợp cần thiết phải áp dụng hình phạt nhằm trừng trị và giáo dục chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.
Các căn cứ quyết định hình phạt đối với bao gồm: Các quy định của BLHS ; Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; Việc chấp hành pháp luật của cá nhân, pháp nhân thương mại; Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Quyết định hình phạt khi pháp nhân phạm nhiều tội:
Quyết định hình phạt khi pháp nhân phạm tội được quy định tại Điều 86, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với từng lĩnh vực cụ thể thì không tổng hợp;
c) Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác;
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.”
Như vậy thì trong trường hợp pháp nhân phạm nhiều tội thì Tòa án sẽ quyết định hình phạt từng tội và tổng hợp hình phạt đối với hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Hình phạt chính:
Hình phạt chính bao gồm các biện pháp như: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất tù chung thân, tử hình (đối với tội phạm tội là cá nhân); phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (đối với tội phạm là pháp nhân thương mại).
So với hình phạt bổ sung thì hình phạt chính mang tính nghiêm khắc, nặng hơn rất nhiều. Cụ thể:+ Hình phạt chính đánh thẳng vào các quyền cơ bản của công dân hoặc pháp nhân thương mại như quyền tự do, quyền sống (đối với cá nhân); quyền tự do kinh doanh (đối với pháp nhân thương mại).
+ Hình phạt chính được vận dụng riêng rẽ chứ không đồng thời áp dụng đối với cùng một tội phạm. Mỗi tội phạm chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính.
+ Khi áp dụng một hình phạt chính có thể áp dụng thêm một hoặc nhiều hình phạt bổ sung.
+ Hình phạt chính được tuyên độc lập.
Hình phạt bổ sung:
Hình phạt bổ sung bao gồm các biện pháp: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính (đối với cá nhân phạm tội).Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính (đối với pháp nhân phạm tội).
Hình phạt bổ sung có một số đặc điểm sau đây: Hình phạt bổ sung nhẹ hơn rất nhiều so với hình phạt chính, không tác động trực tiếp đến quyền cơ bản của tội phạm; Hình phạt bổ sung luôn phải đi kèm với hình phạt chính.
3. Pháp nhân thương mại là gì?
Theo Điều 75, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại:
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này,
Điều lệ của pháp nhân bao gồm:
– Tên gọi của pháp nhân;
– Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
– Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
– Vốn điều lệ, nếu có;
– Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
– Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
– Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
– Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
– Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
– Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
4. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
Theo khoản 2, Điều 46, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội được chia làm hai nhóm:
Thứ nhất, nhóm các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội vừa đồng thời là biện pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội: biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
Ngoài ra tại Điều 82, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung còn quy định rõ ràng hơn về Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội ngoài quy định tại Điều 47, Điều 48, Điều 49 của Bộ luật này.
1. Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
c) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
2. Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm phạm tội của mình gây ra.
3. Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
đ) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
Như vậy căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm. Các pháp nhân phải thực hiện đầy đủ và chính xác những biện pháp tư pháp đó, nếu có hành vi chống đối, thực hiện sai thì sẽ phải chịu Trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới. Đồng thời, Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Hơn thế nữa khi các pháp nhân phạm tội có thể tùy vào hậu quả của hành vi phạm tội mà có những tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, ví dụ như: Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;.. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.