Quyết định 76/2012/QĐ-UBND quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 22/01/2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số ngày 27/12/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 quy định một số chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1702/TTr-SYT ngày 27/9/2012, của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 1213/BCTĐ-STP ngày 20/9/2012 về việc ban hành quy định một số chính sách Dân số – Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chính sách dân số – kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013 và thay thế Quyết định số 105/2005/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định một số chế độ, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND ngày 19/10 /2012 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Phạm vi điều chỉnh: Quy định này cụ thể hóa một số chính sách về dân số – kế hoạch hóa gia đình (viết tắt là DS-KHHGĐ) để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang (gọi chung là cơ quan, tổ chức) đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và công dân Việt Nam cư trú thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, phù hợp với quyền và lợi ích của các cặp vợ chồng, của cá nhân và từng gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội, thực hiện xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ; tổ chức tuyên truyền vận động kết hợp chặt chẽ với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình; thực hiện tốt chính sách, chế độ và tăng nguồn lực đầu tư.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Các cặp vợ chồng và cá nhân thực hiện nghiêm các quy định sau đây
Mỗi cặp vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định pháp luật về dân số, chỉ sinh 1 hoặc 2 con. Trừ những trường hợp được quy định tại Điều 2, Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 và Điều 1,
a) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
c) Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
d) Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
đ) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
e) Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)
– Sinh một hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ)
– Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
g) Phụ nữ chưa kết hôn, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Khoảng cách giữa 2 lần sinh nên từ 3 – 5 năm.
Tuổi sinh con đầu lòng: Nữ nên từ 22 tuổi, nam nên từ 24 tuổi trở lên.
Những cặp vợ chồng mà bản thân vợ, chồng hoặc cả hai người mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh di truyền ảnh hưởng đến nòi giống và không đảm bảo sức khoẻ cho con sau khi sinh ra, bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV/AIDS,… sinh con khả năng để lại hậu quả xấu, nếu có nhu cầu sinh con thì cần phải qua sự kiểm tra và tư vấn của ngành Y tế để có sự chỉ dẫn thích hợp.
Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình. Các cặp vợ chồng tự nguyện lựa chọn và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình thích hợp, góp phần nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình, với việc tôn trọng lợi ích của nhà nước và cộng đồng xã hội.
Nghiêm cấm thực hiện các hành vi trái quy định pháp luật về dân số như:
a) Tuyên truyền phổ biến hoặc đưa ra nội dung trái với chính sách DS- KHHGĐ làm ảnh hưởng xấu đến công tác DS-KHHGĐ và đời sống xã hội;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
c) Cản trở, cưỡng bức, ép buộc vợ hoặc chồng và các thành viên khác trong gia đình thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Điều 4. Ký cam kết thực hiện chính sách DS-KHHGĐ
Các cơ quan, tổ chức và chính quyền nơi cư trú có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các thành viên trong cơ quan, tổ chức, địa phương mình ký cam kết thực hiện các quy định về DS-KHHGĐ (có mẫu cam kết kèm theo Quy định này) và có trách nhiệm cam kết với ngành cấp trên, chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện cam kết. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, khi tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ công chức, viên chức đều phải tuyên truyền, vận động và ký cam kết với những người này về thực hiện các quy định về DS-KHHGĐ.
Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có trách nhiệm ký cam kết thực hiện các quy định về DS-KHHGĐ với chính quyền địa phương nơi cư trú và cơ quan, đơn vị mình đang công tác.
Điều 5. Một số chính sách DS-KHHGĐ
Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn:
a) Xã, phường, thị trấn một năm không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 5 triệu đồng;
b) Xã, phường, thị trấn hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 10 triệu đồng;
c) Xã, phường, thị trấn ba năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 15 triệu đồng;
d) Xã, phường, thị trấn bốn năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 20 triệu đồng;
đ) Xã, phường, thị trấn từ năm năm liên tục trở lên không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng 30 triệu đồng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Việc khen thưởng đối với khối, xóm, bản không có người sinh con thứ 3 trở lên do HĐND các huyện, thành, thị quy định.
Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân:
a) Khuyến khích các hoạt động nâng cao chất lượng và cơ cấu dân số: Nam, nữ trước khi kết hôn (trừ trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài) thực hiện khám sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân; trẻ sơ sinh thực hiện xét nghiệm lấy mẫu máu gót chân để phát hiện sớm một số bệnh lý bẩm sinh được miễn phí tại các cơ sở y tế nhà nước trên địa bàn tỉnh, nơi triển khai các Đề án về nâng cao chất lượng dân số được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hàng năm;
b) Những người trong độ tuổi sinh đẻ đã có từ 1 – 2 con trở lên sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản được phẫu thuật miễn phí, được cấp một cơ số thuốc và 1 thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe theo mức quy định của Bộ Y tế (thời hạn 2 năm). Ngoài ra, được bồi dưỡng một khoản tiền có giá trị 5 triệu đồng (đối với nam) và 2 triệu đồng (đối với nữ) từ ngân sách tỉnh;
c) Người sử dụng biện pháp tránh thai (dụng cụ tử cung), được các cơ sở y tế khám phụ khoa, cấp dụng cụ và một số thuốc theo quy định của Bộ Y tế;
d) Người sử dụng biện pháp tránh thai khác thì được hưởng các dịch vụ, các phương tiện tránh thai theo quy định của Bộ Y tế thông qua cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số cấp xã;
đ) Những người thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và trong một năm vận động được 15 cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai (đình sản, đặt dụng cụ tử cung) được thưởng 500.000 đồng và nếu trên 15 cặp, cứ thêm 10 cặp thì được thưởng thêm 200.000 đồng. Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh.
Xử lý vi phạm.
Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định của pháp luật hiện hành và bản cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú, cụ thể như sau:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng lao động), cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang:
– Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: bị khiển trách, làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác; không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch, không xét nâng bậc lương trong 3 năm kể từ ngày vi phạm.
– Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp tục sinh con thứ tư trở lên thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao hơn.
b) Các đối tượng khác sinh con thứ ba trở lên thì khiển trách và phê bình công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và xử lý theo quy định của hương ước, quy ước nơi cư trú; không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa và phải đóng góp một khoản kinh phí theo cam kết cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn có giá trị từ 1 – 2 triệu đồng cho 1 lần vi phạm. Mức cụ thể do UBND trình HĐND huyện, thành, thị quy định;
c) Tập thể và cá nhân Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thành viên thuộc cấp quản lý trực tiếp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thì bị hạ loại thi đua và không xem xét danh hiệu đơn vị văn hoá trong năm có vi phạm.
Điều 6. Hỗ trợ Cộng tác viên DS-KHHGĐ
Cộng tác viên DS-KHHGĐ kiêm nhiệm ở xóm, khối, bản được hỗ trợ hàng tháng bằng 0,1 mức lương tối thiểu từ ngân sách tỉnh (ngoài mức thù lao theo quy định của Trung ương).
Điều 7. Kinh phí đảm bảo thực hiện cho công tác DS-KHHGĐ
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí một khoản ngân sách địa phương theo kế hoạch để đảm bảo thực hiện mục tiêu về DS-KHHGĐ.
Ngoài kinh phí chương trình mục tiêu và ngân sách tỉnh cấp, hàng năm, các huyện, thành, thị bố trí một khoản ngân sách bổ sung cho công tác DS-KHHGĐ của địa phương và giao cho Trung tâm DS-KHHGĐ cùng cấp quản lý, sử dụng theo kế hoạch đã được duyệt.
Xã, phường, thị trấn được tiếp tục quản lý và huy động nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ các khoản xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, khen thưởng, hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Giao cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, sử dụng đúng mục đích quy định.
Nguồn kinh phí thưởng cho các tập thể được trích từ nguồn Quỹ thi đua, khen thưởng của UBND các cấp hàng năm. Nguồn kinh phí thưởng, khuyến khích, hỗ trợ cho cá nhân được UBND tỉnh bố trí trong dự toán hàng năm của Sở Y tế (giao Chi cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình thực hiện).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác DS-KHHGĐ
Cơ quan và tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân số.
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật về DS-KHHGĐ;
b) Tạo điều kiện để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ; các hương ước, quy ước của cộng đồng về dân số; tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân thực hiện mục tiêu chính sách dân số phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và Nhà nước. Ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc thù;
c) Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục vận động về lĩnh vực dân số và phát triển, các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số; đảm bảo mọi người dân đều được cung cấp đầy đủ các thông tin về DS-KHHGĐ và cung cấp các loại dịch vụ dân số đa dạng, chất lượng, thuận tiện và an toàn đến tận người dân;
d) Lồng ghép các nội dung DS-KHHGĐ vào trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế – xã hội. Đối với khối, xóm, thôn, bản, khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước phải có nội dung DS-KHHGĐ, không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Đưa các chỉ tiêu về công tác DS -KHHGĐ bao gồm: chỉ tiêu giảm sinh; chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; chỉ tiêu người chấp nhận các biện pháp tránh thai; chỉ tiêu giảm tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sơ sinh vào kế hoạch kinh tế – xã hội hàng năm và đây là những chỉ tiêu quan trọng để xem xét và công nhận hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội của các địa phương, cơ quan, tổ chức;
đ) Kiểm tra, đánh giá và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các mục tiêu dân số.
Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.
Điều 9. Trách nhiệm của công dân Việt Nam cư trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số.
Mọi người có trách nhiệm thực hiện và vận động con, cháu, anh em, đồng nghiệp, những người khác trong cộng đồng thực hiện nghiêm các quy định về DS-KHHGĐ.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành, các tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Quy định này.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn việc lập dự toán và bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo Quy định này.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chính sách DS-KHHGĐ; hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy định này.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên, nhân dân và phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ./.