Quyết định 44/2013/QĐ-UBND ban hành quy định bảng giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 9 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về bảng giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 576/TTr-STNMT ngày 20 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định Bảng giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, làm cơ sở để:
1. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức của hộ gia đình, cá nhân; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và các khoản phí, lệ phí có liên quan về đất.
Tính thu tiền sử dụng đất, thuê đất khi thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản nghĩa vụ tài chính về đất khác theo quy định của pháp luật.
Tính giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của “
Tính giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế.
Điều 2.
Khi triển khai áp dụng Bảng giá các loại đất năm 2014, gặp khó khăn, vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp cùng các cơ quan tài chính, thuế cùng cấp và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có đất xem xét để giải quyết.
Khi xác định nghĩa vụ tài chính trong từng trường hợp cụ thể, gặp vướng mắc về giá đất, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có đất xác định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Trong quá trình áp dụng Bảng giá các loại đất năm 2014, nếu có điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập dự toán và phương án điều chỉnh giá đất, xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến trước khi quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và thay thế Quyết định số 58/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định Bảng giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Luật sư
QUY ĐỊNH
BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 44/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Quy định chung
Một số quy định về xác định giá đất cụ thể
a) Đường hoặc lối đi công cộng có bề rộng mặt đường từ 4 mét trở lên do Nhà nước, tổ chức hoặc nhân dân đầu tư (gọi chung là đường);
b) Trường hợp đường có hành lang an toàn đường bộ (viết tắt là HLATĐB) thì vị trí áp giá được xác định từ HLATĐB. Trường hợp đường chưa có HLATĐB thì vị trí áp giá được xác định từ mép đường.
Thửa đất cách HLATĐB được dùng cho các trường hợp thửa đất cách HLATĐB hoặc mép đường;
c) Cự ly cách HLATĐB được xác định theo đường đi bộ đến thửa đất;
d) Trường hợp thửa đất nằm trên nhiều vị trí đất thì phân ra từng vị trí đất để áp giá;
đ) Trường hợp thửa đất có hình thể đặc biệt (ví dụ như hình cổ chai, hình chữ T ngược…): giá đất vị trí 1 chỉ áp dụng đối với phần diện tích có cạnh tiếp giáp trực tiếp với HLATĐB chiếu vuông góc với đường phân định giữa vị trí 1 và vị trí 2. Phần diện tích còn lại thuộc phạm vi vị trí 1 được áp theo giá đất trung bình cộng của vị trí 1 và vị trí 2;
e) Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong quy định này được áp dụng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm. Trường hợp thời gian sử dụng đất dưới 70 năm thì mỗi năm sử dụng đất dưới 70 năm được giảm trừ 1,2% so với giá đất của thời hạn sử dụng đất 70 năm, trừ các trường hợp xác định đơn giá thuê đất hàng năm (vẫn áp dụng theo giá đất thời hạn 70 năm);
g) Phương pháp và nguyên tắc xác định giá đất cụ thể khi áp giá các thửa đất ở; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị và nông thôn
– Mức giá đất cụ thể bằng đơn giá chuẩn nhân với hệ số điều chỉnh (Đ) các trục đường theo phụ lục I, II và III kèm theo Quyết định này.
– Thửa đất có cạnh tiếp giáp với đường nào thì thửa đất đó được áp theo giá đất của đường đó.
– Thửa đất có cạnh tiếp giáp với nhiều đường thì thửa đất đó được áp theo đường mà khi áp giá có tổng giá trị đất cao nhất.
– Thửa đất không tiếp giáp với các đường có mặt đường rộng từ 4 mét trở lên nhưng có đường đi bộ vào thửa đất và thông ra nhiều đường thì nguyên tắc áp giá theo đường có bề rộng mặt đường từ 4 mét trở lên có cự ly đi bộ gần nhất đến thửa đất.
Phân loại khu vực, vị trí
a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp khác
– Khu vực 1 (KV1): là đất trên địa bàn các xã và nằm ven trục đường giao thông do Trung ương (QL) và tỉnh (ĐT) quản lý; các trục đường giao thông trên địa bàn các phường, thị trấn, đầu mối giao thông, khu thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất, khu du lịch, khu dân cư mới.
– Khu vực 2 (KV2): là đất trên địa bàn các xã và nằm ven các trục đường hoặc lối đi công cộng có bề rộng mặt đường từ 4 mét trở lên.
– Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 100 mét.
– Vị trí 2: Thửa đất không tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 100 mét hoặc cách HLATĐB từ trên 100 mét đến 200 mét.
– Vị trí 3: Thửa đất cách HLATĐB trong phạm vi từ trên 200 mét đến 300 mét.
– Vị trí 4: Thửa đất cách HLATĐB trên 300 mét.
b) Đối với đất ở tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn
– Khu vực 1 (KV1): là đất trên địa bàn các xã và nằm ven trục đường giao thông do Trung ương (QL) và tỉnh (ĐT) quản lý, đầu mối giao thông, khu thương mại, khu công nghiệp, khu sản xuất, khu du lịch, khu dân cư – đô thị mới.
– Khu vực 2 (KV2): là đất trên địa bàn các xã và nằm ven các trục đường hoặc lối đi công cộng có bề rộng mặt đường từ 4 mét trở lên.
– Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 50 mét.
– Vị trí 2: Thửa đất không tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 50 mét hoặc cách HLATĐB từ trên 50 mét đến 150 mét.
– Vị trí 3: Thửa đất cách HLATĐB trong phạm vi từ trên 150 mét đến 300 mét.
– Vị trí 4: Thửa đất cách HLATĐB trên 300 mét.
c) Đối với đất ở tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị
– Không áp giá theo khu vực mà được áp giá theo các đường phố quy định tại phụ lục III kèm theo Quyết định này.
– Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 50 mét.
– Vị trí 2: Thửa đất không tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 50 mét hoặc cách HLATĐB từ trên 50 mét đến 100 mét.
– Vị trí 3: Thửa đất cách HLATĐB trong phạm vi từ trên 100 mét đến 200 mét.
– Vị trí 4: Thửa đất cách HLATĐB trên 200 mét
Điều 2. Khu vực đất giáp ranh
Khu vực đất giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố
– Khu vực đất giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố được xác định từ đường phân địa giới hành chính giữa các huyện, thị xã, thành phố vào sâu địa phận mỗi huyện, thị xã, thành phố là 100 mét đối với đất nông nghiệp, 50 mét đối với đất ở và đất phi nông nghiệp.
– Trường hợp đường phân địa giới hành chính là trục giao thông, sông, suối, kênh, rạch thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ hành lang an toàn đường bộ, hành lang an toàn đường thủy trở vào sâu địa phận mỗi huyện, thị xã, thành phố là 100 mét đối với đất nông nghiệp, 50 mét đối với đất ở và đất phi nông nghiệp.
– Giá đất tại khu vực giáp ranh được xác định theo nguyên tắc
+ Đất giáp ranh có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng tương đương nhau, có cùng mục đích sử dụng thì đất nằm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nào có mức giá thấp hơn sẽ được áp dụng theo mức giá của huyện, thị xã, thành phố có mức giá cao hơn.
+ Trường hợp đặc biệt, khi điều kiện kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng chung của hai huyện, thị xã, thành phố khác nhau thì mức giá tại khu vực giáp ranh nằm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nào có mức giá thấp hơn sẽ được áp dụng bằng 80% mức giá của huyện, thị xã, thành phố có mức giá cao hơn.
Khu vực đất giáp ranh giữa phường hoặc thị trấn với các xã
– Khu vực đất giáp ranh giữa phường hoặc thị trấn với các xã được xác định từ đường phân chia địa giới hành chính giữa phường hoặc thị trấn với các xã vào sâu địa phận của các xã là 50 mét đối với các loại đất.
– Trường hợp đường phân chia địa giới hành chính là trục giao thông, sông, suối, kênh, rạch thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ hành lang an toàn đường bộ, hành lang an toàn đường thủy vào sâu địa phận của các xã là 50 mét đối với các loại đất.
– Giá đất tại khu vực giáp ranh được xác định theo nguyên tắc
+ Đất giáp ranh có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng tương đương nhau, có cùng mục đích sử dụng thì đất nằm trên địa bàn phường, thị trấn, xã nào có mức giá thấp hơn sẽ được áp dụng theo mức giá của phường, thị trấn, xã có mức giá cao hơn.
+ Trường hợp đặc biệt, khi điều kiện kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng chung của phường, thị trấn, xã khác nhau thì mức giá tại khu vực giáp ranh nằm trên địa bàn phường, thị trấn, xã nào có mức giá thấp hơn sẽ được áp dụng bằng 80% mức giá của phường, thị trấn, xã có mức giá cao hơn.