Quyết định 07/2015/QĐ-UBND Quy định chế độ đối với lao động hợp đồng làm nhân viên nấu ăn trong các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG LÀM NHÂN VIÊN NẤU ĂN TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa VIII – kỳ họp thứ 18 về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2015;
Xét đề nghị của liên Sở: Nội vụ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 01/TrLS-NV-GD&ĐT-TC ngày 05 tháng 01 năm 2015 và Tờ trình số 462/TTr-SNV ngày 18/3/2015 của Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định các chế độ đối với lao động hợp đồng làm nhân viên nấu ăn trong các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
Người lao động được ký hợp đồng làm nhân viên nấu ăn trong chỉ tiêu định mức hợp đồng lao động tại các trường mầm non công lập thuộc thành phố Hà Nội, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
– Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, đến dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ; người được ký hợp đồng lao động lần đầu không quá 40 tuổi; đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
– Có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội;
– Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề nấu ăn trở lên hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên nhưng phải có chứng chỉ về nghiệp vụ nấu ăn.
2. Các chế độ được hưởng (áp dụng đối với người đã làm công việc nấu ăn và được hợp đồng không xác định thời hạn):
2.1. Được hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11 tháng 4 năm 2001 của Ban Tổ chức- cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).
2.2. Được hưởng tiền lương theo nhóm ngạch nhân viên kỹ thuật (01.007) thuộc bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước (bảng lương số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) Người đã làm công việc nấu ăn tại các cơ sở giáo dục mầm non theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được ký hợp đồng (nếu có), đủ tiêu chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật thì thời gian làm công việc nấu ăn được tính vào thời gian xét nâng lương lần sau và xếp vào bậc lương phù hợp theo nguyên tắc sau: đủ 03 tháng thì được xếp vào bậc 1, sau đó cứ đủ 24 tháng thì được xem xét tính xếp lên 01 bậc lương. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính theo các quy định hiện hành.
2.3. Được điều chỉnh mức lương khi chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải cách chính sách tiền lương.
2.4. Được thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ và các quy định của Thành phố.
2.5. Được tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn theo yêu cầu của nhà trường.
2.6. Được tham gia đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2.7. Nếu được cơ quan cử đi nước ngoài thì được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
2.8. Khi thôi việc bởi một trong các lý do: Hết tuổi lao động; không đủ sức khỏe để làm nhiệm vụ; đơn vị không còn chỉ tiêu định mức hợp đồng để tiếp tục ký hợp đồng lao động; liên tục 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ công tác; không đạt đủ tiêu chuẩn mà phải thanh lý, chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động; thì căn cứ vào thời gian công tác, nhân viên hợp đồng được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc theo quy định hiện hành của Nhà nước như đối với viên chức trong biên chế.
3. Trường hợp tuyển mới, sau hợp đồng thử việc và hợp đồng ngắn hạn (nếu có), nếu đủ điều kiện ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì cá nhân trực tiếp làm hợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như khoản 2 Điều này.
4. Người lao động đang được ký hợp đồng làm nhân viên nấu ăn hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 5263/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội quy định chế độ trợ cấp đối với giáo viên, nhân viên không thuộc biên chế nhà nước làm việc trong các trường mầm non ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội, song không đạt đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được tiếp tục hưởng mức trợ cấp hiện hưởng trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. Sau thời gian này, nếu người lao động không đạt đủ tiêu chuẩn thì cơ quan sử dụng lao động thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm, kinh phí công đoàn cho nhân viên hợp đồng do các đơn vị tự sắp xếp từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp trong định mức ngân sách hàng năm và các khoản thu học phí, thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nội vụ: Thông báo chỉ tiêu định mức ký lao động hợp đồng theo Quyết định của UBND Thành phố về giao chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc tại các đơn vị; thẩm định kết quả chuyển xếp lương; thẩm định kế hoạch tuyển dụng lao động hợp đồng và hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện chế độ chính sách đối với nhân viên hợp đồng trong các trường mầm non công lập theo quy định.
2. Sở Tài chính: Hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã đảm bảo kinh phí và phân bổ giao dự toán hàng năm cho các trường mầm non công lập theo chế độ chính sách tài chính quy định hiện hành của nhà nước.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách theo quyết định này.
4. UBND quận, huyện, thị xã: Rà soát số lượng, tiêu chuẩn đội ngũ nhân viên nấu ăn đang hợp đồng, báo cáo Sở Nội vụ để thẩm định chuyển xếp lương; giao Hiệu trưởng các nhà trường ký hợp đồng lao động theo chế độ tiền lương được chuyển xếp sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ; thực hiện tuyển dụng theo kế hoạch đã được Sở Nội vụ thống nhất, quản lý hợp đồng lao động theo thẩm quyền và thực hiện chế độ chính sách theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5263/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội quy định chế độ trợ cấp đối với giáo viên, nhân viên không thuộc biên chế nhà nước làm việc trong các trường mầm non ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc nhà nước thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568