Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

hop-dong-lao-dong-la-gi-cac-quy-dinh-ve-hop-dong-lao-dong

Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?
  • 07/12/202007/12/2020
  • bởi Luật Dương Gia - CN Đà Nẵng
  • Luật Dương Gia - CN Đà Nẵng
    07/12/2020
    Tư vấn pháp luật
    0

    Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động? Hình thức của Hợp đồng lao động? Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với người lao động? Lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động? Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động?

    Mục lục

    • 1 1. Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì?
    • 2 2. Hình thức của Hợp đồng lao động
    • 3 3. Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với người lao động
    • 4 4. Lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động
    • 5 5. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động

    Sự phát triển của xã hội và sự phát triển của kinh tế luôn đi kèm với sự chặt chẽ của các quy định pháp luật. Nếu như trước đây, người lao động nhất là lao động phổ thông thường chỉ làm việc, nhận lương theo mức của người sử dụng lao động, không có bất kỳ thỏa thuận miệng hay giao kết, hợp đồng nào thì hiện nay, hợp đồng lao động là một phần không thể thiếu trước khi bắt đầu công việc. Pháp luật đã có quy định rất chi tiết, cụ thể về hình thức, nội dung, chủ thể…giao kết hợp đồng lao động.

    hop-dong-lao-dong-la-gi-cac-quy-dinh-ve-hop-dong-lao-dong

    Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động: 1900.6568

    Căn cứ pháp lý

    – Bộ luật lao động năm 2019

    1. Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì?

    Hợp đồng lao động là ràng buộc pháp lý giữa người sử dụng lao động và người lao động, là căn cứ đầu tiên để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động.

    Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Đây là sự ràng buộc về công việc và trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi của người lao động đã được thỏa thuận và ký kết trên hợp đồng lao động.

    2. Hình thức của Hợp đồng lao động

    Phải được giao kết bằng văn bản, được lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản.

    Xem thêm: Có mấy loại hợp đồng lao động? Các loại HĐLĐ theo quy định mới nhất

    Ngoại lệ, trường hợp công việc tạm thời dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

    Theo quy định tại Điều 22 “Bộ luật lao động năm 2019” thì hợp đồng lao động được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

    Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    3. Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với người lao động

    Thực tế cho thấy nhiều người lao động hiện nay khi giao kết hợp đồng lao động thường không hiểu rõ quy định của pháp luật về hợp đồng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sau đây công ty Luật Dương Gia xin tổng hợp một số điểm cần lưu ý về hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

    + Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được giữ bản chính các giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng

    + NSDLĐ không được yêu cầu người lao động (NLĐ) thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản như đặt cọc hoặc ký quỹ

    Xem thêm: Thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

    + Một người có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau miễn là vẫn hoàn thành công việc theo thỏa thuận với các công ty đó

    Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên phải ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì:

    – HĐLĐ xác định thời hạn sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

    – HĐLĐ theo mùa vụ sẽ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    –  Hai bên chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn.

    • Thử việc:

    – Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên.

    – Đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghềv, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời hạn thử việc không  được quá 30 ngày.

    – Đối với các công việc khác thì không quá 6 ngày.

    Xem thêm: Đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc ở nhiều nơi

    – Mức lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.

    – Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường

    Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc vì đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì được điều chuyển lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không quá 60 ngày/năm (trừ trường hợp NLĐ đồng ý), công việc mới phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ và phải báo trước cho NLĐ 03 ngày làm việc.

    Được quyền tạm hoãn thực hiện Hơp đồng lao động trong một số trường hợp:

    – Thực hiện nghĩa vụ quân sự;

    – Bị tạm giam, tạm giữ;

    – Cai nghiện;

    – Mang thai.

    Xem thêm: Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào?

    …

    • Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do công việc và cá nhân. Pháp luật quy định thời hạn báo trước:

    – Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày;

    – Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày;

    – Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày.

    + Được trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động – chi tiết có tại bài viết Điều kiện hưởng và cách tính trợ cấp thôi việc.

    + Được trả trợ cấp mất việc nếu doanh nghiệp tái cơ cấu, thay đổi, sáp nhập, chia tách… mà không thu xếp được việc làm cho NLĐ (đối với lao động làm việc từ 12 tháng trở lên)

    4. Lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động

    HĐLĐ là tài liệu pháp lý, bằng chứng quan trọng nhất ghi nhận sự thỏa thuận của các bên và dựa trên nguyên tắc không được trái với các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước đã ban hành và hiện đang có hiệu lực. Tuy nhiên trên thực tế vẫn hiện hữu các lỗi thường gặp sau:

    Không ghi đủ thông tin của người sử dụng lao động hoặc người lao động;

    Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, người lao động

    Không ghi cụ thể địa điểm làm việc;

    Sử dụng căn cứ áp dụng đã hết hiệu lực;

    Mặc nhiên quy định NLĐ phải làm thêm giờ;

    Quy định NLĐ phải chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu;

    Không ghi rõ hình thức trả lương cụ thể;

    Không ghi rõ thời hạn hợp đồng;

    Giữ giấy tờ, bằng cấp của người lao động khi ký hợp đồng lao động; …

    5. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động

    Thực tế cho thấy nhiều NLĐ hiện nay khi giao kết hợp đồng lao động thường không hiểu rõ quy định của pháp luật về hợp đồng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vì thế mới dẫn đến các lỗi mà chúng tôi đã trình bày trên. Khi soạn thảo HĐLĐ, cần lưu ý các vấn đề sau:

    Xem thêm: Thời gian công ty trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

    Về mặt hình thức

    Thứ nhất, đảm bảo sử dụng căn cứ pháp lý còn hiệu lực để soạn hợp đồng lao động:

    Cần phải lưu ý về căn cứ pháp lý khi soạn thảo hợp đồng vì từ 01/01/2021 thì Bộ luật Lao động 2019 sẽ chính thức được áp dụng, việc soạn thảo hợp đồng phải được dựa trên Bộ luật mới và các văn bản hướng dẫn kèm theo;

    “Bộ luật lao động 2019”;

    Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…

    Luật việc làm;

    Pháp luật về thuế;

    Nội quy, điều lệ của công ty,….

    Xem thêm: Tự ý đóng bảo hiểm xã hội khi công ty không đóng cho người lao động

    Thứ hai, xác định loại hợp đồng lao động hai bên giao kết là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn hay theo mùa vụ. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản (có thể theo biểu mẫu để phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp), được lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản.

    Thứ ba, ghi đủ thông tin của người sử dụng lao động và người lao động. Đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cần thể hiện thông tin ai là người đại diện pháp luật của công ty, chức vụ,… để tránh việc khi có tranh chấp, bản hợp đồng lao động đó không được công nhận.

    Ngoài ra, cần chú ý thống nhất ngôn ngữ của hợp đồng nếu có yếu tố nước ngoài. Đảm bảo việc tiến hành hợp đồng và ký kết phải bởi người lao động trực tiếp thực hiện.

    Về nội dung

    Xác đối tượng của hợp đồng là chức vụ của người lao động theo phòng ban nào của công ty, người lao động chịu sự quản lý của ai, báo cáo công việc cho ai, thời hạn hợp đồng là bao lâu:

    Thời hạn hợp đồng: cần nêu rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).

    Thời gian thử việc;

    Chức danh chuyên môn, phòng ban quản lý.

    Ghi rõ các thông tin về thời giờ làm việc và địa điểm làm việc:

    Địa điểm làm việc: Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, trong trường hợp NLĐ làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì doanh nghiệp ghi các địa điểm chính người lao động làm việc trong hợp đồng lao động.

    Thời giờ làm việc: pháp luật lao động đã quy định số giờ làm việc tối đa, được chia theo ngày, tuần (mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ).

    Về thời giờ nghỉ ngơi: bao gồm việc nghỉ giữa ca, buổi, ngày nghỉ trong tuần, trong năm, nghỉ việc riêng, nghỉ theo chế độ đối với lao động đặc biệt. Pháp luật đã có quy định mức thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu, các bên không được phép thỏa thuận về thời giờ nghỉ ngơi ít hơn.

    Trong trường hợp nhân viên phải làm việc ngoài giờ làm việc bình thường (tức làm thêm giờ) để hoàn thành công việc phát sinh thêm mà công ty giao thì vấn đề này phải được sự đồng ý của người lao động và thời gian làm thêm giờ cũng phải đáp ứng theo quy định về lao động.

    Chế độ lương và các loại trợ cấp:

    Mức lương: Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng, ví dụ như: thang lương, bậc, hệ số.

    Hình thức trả lương: tùy vào các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, trả lương khoán; trả lương cho NLĐ thử việc, khi NLĐ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, khi ngừng việc…

    Phụ cấp: trong HĐ phải ghi rõ loại phụ cấp, hệ số, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết HĐLĐ mà NLĐ được hưởng.

    Tiền thưởng: Trong bản hợp đồng các bên có thể ghi cụ thể các loại tiền thưởng, điều kiện xét thưởng và mức tiền thưởng.

    Chế độ nâng lương (nếu có).

    Điều khoản về bảo hiểm: Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, NLĐ có thể đóng các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

    Được hưởng phúc lợi xã hội như thế nào: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,….

    Quyền và nghĩa vụ của các bên: Bao gồm các điều khoản về các quyền lợi, chế độ mà NLĐ được hưởng, tương ứng về quyền tổ chức, điều hành, quản lý và phân công lao động của NSDLĐ:

    Mô tả công việc: đây là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nghĩa vụ lao động của NLĐ và xác định trách nhiệm pháp luật của các bên khi xem xét trách nhiệm kỷ luật lao động, trả công lao động, trong xét khen thưởng…do đó khi giao kết HĐLĐ, các bên phải thỏa thuận với nhau đầy đủ và cụ thể về chức vụ, công việc phải làm.

    Điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, công cụ, phương tiện làm việc: Nội dung chủ yếu của điều khoản này là chế độ bảo hộ lao động. Tùy thuộc vào từng loại công việc mà các bên phải ghi trong HĐLĐ về chế độ trang bị bảo hộ theo mức bằng hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn nhà nước quy định.

    Quyền và nghĩa vụ gia nhập công đoàn.

    Chính sách về thuế, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân,…

    Điều khoản về chấm dứt hợp đồng lao động:

    Hết hạn hợp đồng;

    Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

    Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;

    Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Chú ý soạn thảo cơ chế giải quyết tranh chấp, xác định sưa dụng luật và cơ quan nào giải quyết. Khi người lao động gây thiệt hại cho bên thứ ba, Công ty phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba, người lao động có trách nhiệm hoàn trả tiền này cho Công ty căn cứ vào cam kết của các bên trong hợp đồng.

    Cần quy định cụ thể trong nội quy lao động, trường hợp người lao động gặp sai sót thì sẽ bị xử lý kỷ luật như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương hoặc sa thải (ở mức độ nghiêm trọng).

    Bài viết được thực hiện bởi Luật Dương Gia tại Đà Nẵng

    Chức vụ: Chi nhánh Công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Doanh nghiệp; Hình sự

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 169 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Ký hợp đồng đào tạo nghề với người lao động có phải đóng BHXH không?
    - Chốt sổ BHXH khi tự nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động trái luật?
    - Trường hợp nào thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau?
    - Những điều cần biết về chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
    - Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
    - Trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Hợp đồng lao động

    Người lao động

    Người sử dụng lao động

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Pháp lý là gì? Một vài khái niệm, định nghĩa có liên quan về pháp lý?
    Phạt nguội là gì? Cách tra cứu phạt nguội toàn quốc nhanh và chuẩn nhất
    Hộ chiếu tạm thời là gì? Trường hợp nào được cấp hộ chiếu tạm thời?
    Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
    Đăng ký tạm trú là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng?
    Hướng dẫn cách trình bày, kỹ thuật và thể thức trình bày văn bản hành chính
    Văn bản hành chính là gì? Đặc điểm, chức năng và phân loại văn bản hành chính?
    Hòa giải cơ sở là gì? Trình tự thủ tục thực hiện việc hòa giải ở cơ sở?
    Các tin mới nhất
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
    Thời gian làm việc đối với giáo viên nuôi con dưới 12 tháng tuổi
    Phân biệt giữa nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
    Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa là bao nhiêu lâu?
    Hợp đồng ủy quyền là gì? Quy định về hợp đồng ủy quyền?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?
    07/12/2020
    hop-dong-lao-dong-la-gi-cac-quy-dinh-ve-hop-dong-lao-dong
    Khi nào tạm hoãn hợp đồng lao động? Có được hưởng chế độ thai sản?
    21/10/2020
    Quyền của người lao động khi vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng?
    21/10/2020
    Những lý do chính đáng để doanh nghiệp có thể cho nhân viên nghỉ việc?
    21/10/2020
    Hợp đồng lao động vô hiệu? Cách xử lý hợp đồng lao động vô hiệu?
    21/10/2020
    Người lao động có được từ chối khi làm việc không đúng hợp đồng?
    21/10/2020
    Các nội dung bắt buộc phải có, không thể bỏ qua của hợp đồng lao động
    19/10/2020
    Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động?
    16/10/2020
    Hết hạn hợp đồng lao động có được tự nghỉ hay vẫn phải báo trước?
    16/10/2020
    Mức lương tối thiểu vùng tăng, người lao động được hưởng lợi thế nào?
    10/10/2020