Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CỤTHỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG,THỊ TRẤN
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương tại Công văn số 3815 CV/TCTW ngày 07 tháng 01 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Đỗ Quang Trung |
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ,PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng BộNội vụ)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Quy định này là tiêu chuẩn củacán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Quy định này là cán bộ,công chức cấp xã được quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bíthư, Thường trực đảng uỷ hoặc Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã); Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủtịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Tài chính – Kếtoán; Tư pháp – Hộ tịch; Địa chính – Xây dựng; Văn phòng – Thống kê; Văn hoá – Xã hội; Trưởng Công an xã; Chỉ huy trưởng Quân sự.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các địa phương thực hiện các quy hoạch, kế hoạchbầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác.
Chương 2:
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
MỤC I: TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ
Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
1. Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ởĐảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lỗi, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn.
>>> Luật sư
2. Nhiệm vụ của Bí thư:
+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.
+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.
3. Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:
+ Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công tác của Đảng bộ.
+ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc.
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
4. Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trịtrở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.
Điều 6. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:
1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội ở xã,phường, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ:
+ Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình.
+ Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.
+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị – xã hội cấp trên tương ứng đề ra.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình.
+ Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình.
+ Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị – xã hội quy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại.Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể.
+ Tuổi đời:
– Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
– Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác.
– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi thamgia giữ chức vụ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi..+Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
Điều 7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
+ Giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân,phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+
+ Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaUỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
3. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt.