Chị gái tôi đã lấy chồng tuy nhiên từ khi sinh con đầu lòng, chị thường xuyên bị chồng đánh đập, mắng chửi. Gia đình tôi có thể thay chị đứng ra khởi kiện chồng của chị hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chị gái tôi đã lấy chồng tuy nhiên từ khi sinh con đầu lòng, chị thường xuyên bị chồng đánh đập, mắng chửi. Gia đình rất bức xúc về việc này và cũng đã nhiều lần khuyên chị đi tố cáo, khởi kiện người chồng kia nhưng chị không chịu đi vì sợ. Vậy gia đình tôi có thể thay chị đứng ra khởi kiện chồng của chị hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Các hành vi bao lực gia đình được Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định bao gồm:
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”
Như vậy với mỗi hành vi bạo lực gia đình trên, tùy theo mức độ nghiêm trọng cũng như hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình như sau:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Như vậy người vợ – nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình – hoàn toàn có thể thực hiện các quyền trên để yêu cầu các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Với những người khác không phải là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình mà biết về hành vi bạo lực gia đình này thì họ sẽ có quyền sau:
Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho
2.
Nhưu vậy trong trường hợp của bạn, gia đình bạn chỉ có quyền báo tin cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất về hành vi bạo lực gia đình xảy ra với chị của bạn. Chỉ có chị của bạn mới có quyền trực tiếp yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử xử lý về hành vi bạo lực gia đình này để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình. Và các cơ quan, tổ chức này sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm của hành vi mà có hình thức xử phạt thích hợp.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài