Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú? Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú?
Việc xác định về nơi cư trú của một cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với cá nhân và có ý nghĩa về mặt tố tụng khi có tranh chấp, yêu cầu phát sinh tại Tòa án. Khi có đơn yêu cầu về thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì cơ quan Tòa án sẽ tiến hành thủ tục xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú. Trong khoảng thời gian người đó vắng mặt tại nơi cư trú thì người quản lý tài sản của họ có những quyền và nghĩa vụ gì đối với việc quản lý tài sản. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú”.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+
1. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú.
– Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú: Theo quy định của pháp luật thì khi một người biệt tích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và những người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
+ Theo đó, trong khoảng thời gian mà người đó vắng mặt tại nơi cư trú thì tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú phải được giao cho những chủ thể sau đây( đối với trường hợp theo yêu cầu của người của quyền và lợi ích liên quan).
+ Về yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt được pháp luật quy định như sau: Theo đó, tại khoản 1 Điều 381
+ Khi có yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt thì người yêu cầu sẽ phải gửi đơn yêu cầu toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có đủ các nội dung như một đơn yêu cầu nói chung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong đó nêu rõ yêu cầu toà án thông báo tìm kiếm ai; họ, tên, nơi cư trú của người đó; yêu cầu quản lí tài sản của người vắng mặt (nếu có); lý do, mục đích và các căn cứ chứng minh cho yêu cầu này. Khi đó, người nộp đơn phải gửi kèm theo những chứng cứ, tài liệu để chứng minh là người đó biệt tích trong 06 tháng liền trở lên như những loại giấy tờ sau: xác nhận của cơ quan quản lý hộ tịch, của những người sống cùng với người đó trước khi vắng mặt, của người láng giềng, của tổ dân phố, thời gian không nhận được tin tức của họ. Trong trường hợp có yêu cầu toà án áp dụng biện pháp quản lí tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu về số lượng, chủng loại, đặc điểm tài sản của người đó, việc quản lí tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó theo quy định của pháp luật.
+ Những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và những người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật thì theo yêu cầu đó, thẩm phán cũng có thể xác minh các thông tin liên quan đến người vắng mặt tại nơi người đó cư trú, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc có tài sản. Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật.
+ Tòa án giao tài sản cho người được ủy quyền tiếp tục quản lý đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý. Thẩm phán cần triệu tập một hoặc một số trong số những người thân thích của người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đến tham gia tố tụng để có thể xác minh các thông tin liên quan đến tài sản, sự vắng mặt của người vắng mặt tại nơi cư trú trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Đồng thời, khi có yêu cầu quản lí tài sản của người vắng mặt thì họ có thể sẽ là người quản lý tài sản của người vắng mặt.
+ Tòa án giao tài sản cho chủ sở hữu chung còn lại quản lý đối với tài sản chung. Trong trường hợp tài sản là tài sản có chung chủ sở hữu mà một trong số đó vắng mặt tại nơi cư trú và có yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì khi giải quyết Tòa án sẽ ra quyết định giao tài sản cho chủ sở hữu chung còn lại quản lý. Điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thực tiễn.
+ Tòa án giao tài sản cho vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý đối với tài sản đó. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án giao tài sản cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với trường hợp, vợ, chồng đang quản lý tài sản chung mà vợ hoặc chồng yêu cầu thông báo tìm kiếm người còn lại vắng mặt tại nơi cư trú thì theo nguyên tắc Tòa án sẽ giao tài sản cho một trong hai là vợ hoặc chồng đang quản lý sẽ tiếp tục quản lý đối với tài sản đó.
+ Nếu trong trường hợp người vắng mặt tại nơi cư trú không có những người được quy định như trên thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản , trường hợp người vắng mặt tại nơi cư trú không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản theo quy định của pháp luật. Tòa án cũng có thể chỉ định người quản lý tài sản theo quy định của pháp luật, trường hợp này sẽ áp dụng đối với việc người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú không có người thân thích.
– Về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Theo đó, những người được giao quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú là những người có quyền quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú trong suốt quá trình họ vắng mặt tại nơi cư trú, điều này được quy định tại Điều 65 Bộ luật dân sự 2015. Bên cạnh đó, người có quyền quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú còn có quyền trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. Đây là việc mà người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú đang thay mặt người vắng mặt tại nơi cư trú để thực hiện những công việc có liên quan đến quyền tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Theo đó, người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú còn có quyền được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.
2. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú.
– Đi đôi với quyền là nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Theo đó, tại Điều 66 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có nghĩa vụ trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu thầy tài sản là hoa màu, hoặc các sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng thì người quản lý phải bán ngay những tài sản đó để hạn chế được tối đa những thiệt hại về tài sản.
– Bên cạnh đó, người quản lý tài sản còn có nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. Khi người vắng mặt trở về thì người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú phải giao lại tài sản cho họ và phải thông báo cho Tòa án biết, trong quá trình quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú mà gây ra lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người vắng mặt tại nơi cư trú.