Khái quát chung về quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật? Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng theo Bộ luật dân sự?
Quyền hưởng dụng là quyền được pháp luật dân sự ghi nhận theo đó chủ thể có quyền khai thác công dụng đối với hoa lợi và lợi tức thuộc sở hữu của chủ thể nào đó với thời hạn nhất định. Theo đó người hưởng dụng phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng và thực hiện hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng theo Bộ luật dân sự.
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật:
1.1. Quyền hưởng dụng là gì?
Tại Điều 257. Quyền hưởng dụng Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.”
Theo quy định đưa ra như trên có thể thấy chủ thể có quyền hưởng dụng không phải là chủ sở hữu của tài sản đó nhưng chủ thể có quyền hưởng dụng sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của chủ sở hữu và thời gian thực hiện quyền hưởng dụng là một thời hạn nhất định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thời hạn hưởng dụng được xác định theo thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định hay được ấn định trong di chúc. Khi hết thời hạn nhất định này thì chủ thể có quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt quyền hưởng dụng, chủ thể có quyền hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Như vậy có thể kết luận: Dựa trên quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền hưởng dụng để chủ sở hữu có thể trao cho người khác quyền hưởng dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng vẫn giữ quyền sở hữu đối với tài sản. Ngoài ra, các chủ thể là người hưởng dụng cũng có quyền đối với tài sản mà mình hưởng dụng tương đối độc lập với chủ sở hữu tài sản đó, vì thế người hưởng dụng có thể thực hiện quyền hưởng dụng của mình một cách hiệu quả nhất
1.2. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng:
Tại Điều 258. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
” Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.”
Dựa trên quy định chúng tôi nêu ra như trên có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền hưởng dụng có thể phát sinh dựa trên các căn cứ sau đây, cụ thể là: quy định của luật, theo thỏa thuận của các bên hoặc di chúc của chủ sở hữu tài sản.
Căn cứ xác lập quyền hưởng đụng thứ nhất đó là quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật: Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của pháp luật là quyền của một cá nhân hay tổ chức được pháp luật cho phép khai thác, sử dụng tài sản của một chủ thể khác mà giữa các chủ thể đó không có giao kết hợp đồng hoặc người hưởng dụng không dựa theo di chúc của cá nhân người lập di chúc để lại tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng sau khi người để lại tài sản chết.
Theo đó, dựa trên thực tế có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam không có một quy định cụ thể nào quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật mà chỉ đưa ra các quy định về việc quản lý tài sản riêng của các con vị thành niên; việc sử dụng, định đoạt tài sản của người con phải vì lợi ích của người con chưa trưởng thành, quyền hưởng dụng phát sinh theo quy định của luật chưa có căn cứ trong văn bản pháp luật. Thông thường, các trường hợp phát sinh quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật được sẽ được hình thành dựa trên các yêu cầu cần đảm bảo quyền lợi của một số chủ thể cần được bảo vệ như người già, trẻ nhỏ, người tàn tật,…
Căn cứ thứ hai đó là quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận: Quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận là việc bên có tài sản là động sản hay tài sản là bất động sản thỏa thuận với bên có hưởng dụng tài sản đó có thời hạn hoặc không có thời hạn, theo đó bên hưởng dụng có quyền sử dụng tài sản là đối tượng của hương dụng để hưởng hoa lợi, lợi tức hoặc nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu sinh sống của bản thân hoặc của các thành viên trong gia đình người có quyền hưởng dụng theo đúng quy định pháp luật.
Căn cứ thứ ba về xác lập quyền hưởng dụng dựa trên quyền hưởng dụng được xác lập theo di chúc thì chủ sở hữu của tài sản có quyền lập di chúc và trong di chúc đó có quyền chỉ định người thừa kế quyền hưởng dụng tài sản của mình sau khi người lập di chúc chết đi. Trong các căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng thì quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận và di chúc là những căn cứ phổ biến nhất trên thực tế. Theo đó, chủ sở hữu có thể bằng ý chí của mình xác lập hợp đồng với người được quyền hưởng dụng hoặc lập di chúc trao quyền sở hữu tài sản và để lại quyền hưởng dụng cho những người khác nhau được chủ sở hữu lựa chọn. Tuy nhiên, các thỏa thuận trong hợp đồng cũng có thể theo hướng chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác và giữ lại quyền hưởng dụng cho mình.
Kết luận: Từ những phân tích trên có thể thấy pháp luật dân sự cũng cho phép chuyển giao quyền sở hữu và quyền hưởng dụng cho những chủ thể khác nhau thông qua di chúc. Đây là một bước phát triển mới và tiến bộ của
2. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng theo Bộ luật dân sự:
2.1. Quyền của người hưởng dụng theo quy định của pháp luật:
Tại Điều 261. Quyền của người hưởng dụng Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
Dựa trên quy định dưa ra như trên có thể thấy quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản vì để thực hiện được việc khai thức công dụng của tài sản thì chủ thể thực hiện phải thực tế chiếm hữu nó. Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác thì thời điểm xác lập quyền hưởng dụng sẽ phụ thuộc vào những sự kiện tương xứng đó. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Bên cạnh đó tại khoản 1 điều 261 Bộ Luật dân sự 2015 cũng nêu rõ người hưởng dụng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời hạn quyền này có hiệu lực. Trong trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng. Quyền này phát sinh từ thời điểm có hiệu lực của quyền hưởng dụng. Như vậy, người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi tự nhiên trong khoảng thời gian có quyền hưởng dụng. Sau thời gian này, hoa lợi thuộc về chủ sở hữu bị giảm quyền. Người hưởng dụng có quyền hưởng hoa lợi tích lũy trong thời gian tồn tại quyền hưởng dụng. Người hưởng dụng có quyền thụ hưởng dịch chuyển quyền thuộc vật gắn với tài sản mà mình có quyền hưởng dụng. Quyền này cho phép người hưởng dụng có thể thụ hưởng quyền hưởng dụng của mình một cách đầy đủ.
2.2. Nghĩa vụ của người hưởng dụng:
Tại Điều 262. Nghĩa vụ của người hưởng dụng Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
1. Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.
2. Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
3. Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
4. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.
5. Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
Dựa trên quy định đưa ra như trên, Căn cứ vào các quy định được đặt ra đó mà người hưởng dụng phải tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện việc đăng ký tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Việc thực hiện nghĩa vụ này không chỉ bảo đảm cho việc thực hiện các quyền mà còn bảo đảm cho việc thực hiện tốt các nghĩa vụ khác và phải khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản. Việc sử dụng không đúng công dụng, không đúng mục đích sử dụng của tài sản có thể khiến cho giá trị sử dụng của tài sản bị giảm sút, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cho chủ sở hữu, phải giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình. Việc thực hiện nghĩa vụ này ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của chủ sở hữu cũng như của người liên quan. Bởi vì, khi kết thúc quá trình hưởng dụng, tài sản được trả lại cho chủ sở hữu tiếp tục sử dụng, nên nếu tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị sẽ gây ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản của chủ sở hữu.
Ngoài ra thì dựa trên quy định trên người hưởng dụng phải bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm việc sử dụng bình thường của tài sản, đồng thời phải khắc phục hậu quả do không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình gây ra. Đây có thể coi là những sửa chữa nhỏ, bởi việc sửa chữa, bảo dưỡng định kì này không làm tăng giá trị của tài sản mà chỉ duy trì tình trạng hoạt động bình thường của tài sản và lưu ý khi hết thời hạn hưởng dụng, người hưởng dụng phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.