Khái quát chung về đương sự trong tố tụng dân sự? Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự?
Trong một vụ việc dân sự không thể thiếu sự tham gia của đương sự trong tố tụng dân sự vì sự tham gi của đương sự có ý nghĩa gớp phần giải quyết vụ việc đúng quy định của pháp luật, họ có thê tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân, cho nhà nước hay lợi ích công cộng….Vậy họ có quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định như thế nào. Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Khái quát chung về đương sự trong tố tụng dân sự?
1.1. Đương sự là gì?
Chúng ta có thể thấy trong một vụ việc dân sự thì đều có các đương sự tham gia, có thể hiểu về họ đó là khi có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia tố tụng với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của mình. Họ là đối tượng trong vụ việc được toà án giải qụyết. Trong một số trường hợp tuy họ không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực được giao phụ trách. Hoạt động tố tụng của họ có ảnh hưởng lớn đẹn quá trình giải quyết vụ việc dân sự, có thể dẫn đến việc phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng. Những người tham gia tố tụng này được gọi là đương sự trong vụ việc dân sự.
Theo đó đương sự có thể là cá nhân cũng có thể là pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự.
1.2. Năng lực tố tụng dân sự của đương sự trong vụ án dân sự
Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 quy định thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự là hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Đương sự là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự nên để tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự thì đương sự phải có Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và Năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo đó năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự chính là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ Tố tụng dân sự.
Pháp luật cũng có quy định cụ thể về năng lực pháp luật tố tụng dân sự được hiểu đó là năng lực pháp luật dân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực pháp luật dân sự là cơ sở của Năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân luôn gắn liền với sự tồn tại của cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và mất đi khi tổ chức đó không còn tồn tại.
2. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự
Quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định tại Điều 70
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
10. Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
11. Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.
12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.
16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
17. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.
19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.
26. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Do vậy, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Theo đó, Đối với nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Trên thực tế nếu có trường hợp vụ án có liên quan tới người nào đó, mà họ có quyền và lợi ích liên quan nhưng không biết để tham gia hay có thể là không có ai đề nghị đưa những người này vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng trình tự và thủ tục pháp luật đề ra để bảo vệ quyền và loi ich hợp pháp cho họ theo quy định. Theo đó nên gia với tư cách là đương sự trong vụ án thì các đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.