QQuyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên được quy định tại Điều 17 Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015).
Hiện nay với nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu của con người, yêu cầu theo quy định của pháp luật thì các văn phòng, phòng công chứng ra đời ngày càng nhiều, càng phổ biến hơn nhất là ở các thành phố lớn, nơi tập trung lượng dân cư đông đúc, các tổ chức, cơ quan, nơi các giao dịch dân sự được diễn ra một cách phổ biến và thường xuyên.
Khi người yêu cầu công chứng hiểu về các yêu cầu bắt buộc khi cầm trong tay các văn bản, giao dịch dân sự, bản dịch phải công chứng hay những văn bản mà theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng muốn được công chứng văn bản của mình. Vậy trong các tổ chức hành nghề công chứng này thì công chứng viên – người trực tiếp hành nghề công chứng trong các yêu cầu của người yêu cầu công chứng thì công chứng viên có các quyền hạn cũng như nghĩa vụ như thế nào? Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày vấn đề liên quan đến nội dung này cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật công chứng năm 2014 của Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2014
Nội dung tư vấn:
1. Khái niệm công chứng viên
– Công chứng được định nghĩa là công việc mà trong đó người thực hiện công việc trực tiếp đó là công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện đối với tính hợp pháp, tính xác thực của giao dịch dân sự, của hợp đồng đó bằng văn bản (sau đây được gọi chung là giao dịch, hợp đồng), đối với tính hợp pháp, tính chính xác và luôn phải đảm bảo đúng nguyên tắc không trái với đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, các văn bản từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài cũng như các văn bản được dịch ngược lại từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây được gọi chung là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật thì các văn bản này phải được công chứng hoặc một số trường hợp là do ý chí của các cá nhân, tổ chức vì muốn đảm bảo tính pháp lý cũng như những vấn đề phát sinh về sau sẽ luôn đảm bảo được thực hiện đúng như theo văn bản đã ký thì tự nguyện muốn đi công chứng văn bản đó.
– Công chứng viên được
– Theo quy định tại Điều 3, Luật công chứng năm 2014 thì công chứng viên có chức năng xã hội đó là cung cấp các dịch vụ công mà được cơ quan Nhà nước tiến hành việc ủy nhiệm trong việc thực hiện nhằm đảm bảo đối với việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia trong hợp đồng, giao dịch đang yêu cầu được công chứng; công chứng viên có chức năng phòng ngừa đối với các tranh chấp về nội dung văn bản mà nếu không được công chứng thì có thể các tranh chấp này sẽ xảy ra; ngoài ra thì công chứng viên còn có trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ quyền, cũng như lợi ích hợp pháp của cá nhân, cũng như tổ chức yêu cầu công chứng và các bên liên quan khác; cuối cùng công chứng viên có chức năng tham gia vào việc thực hiện ổn định cũng như phát triển kinh tế – xã hội.
2. Quyền hạn của công chứng viên
Căn cứ theo quy định tại Điều 17, Luật công chứng năm 2014 có quy định thì công chứng viên có các quyền hạn như sau đây:
– Công chứng viên được bổ nhiệm hành nghề công chứng sẽ được pháp luật đứng ra bảo đảm đối với quyền hành nghề công chứng của mình.
– Công chứng viên sẽ được công chứng các giao dịch dân sự, các hợp đồng cũng như các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt theo đúng quy định của
– Công chứng viên có quyền tham gia thành lập các văn phòng công chứng riêng hoặc có thể tham gia làm việc dưới dạng hợp đồng lao động cho các tổ chức hành nghề công chứng khác mà mình lựa chọn tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi công chứng viên.
– Công chứng viên có quyền công chứng các văn bản, giao dịch, bản dịch theo quy định của pháp luật tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện mà công chứng viên xét thấy trong hợp đồng, bản dịch, giao dịch đó có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì công chứng viên hoàn toàn có quyền từ chối đối với các công việc đó.
– Công chứng viên có quyền thực hiện việc đưa ra đề nghị của mình đến các cá nhân, cơ quan, cũng như đến các tổ chức mà xét nội dung thấy rằng có liên quan để cung cấp các tài liệu, thông tin nhằm mục đích thực hiện được công việc của mình theo đúng tinh thần của pháp luật.
– Công chứng viên còn có một số quyền hạn khác nhất định theo quy định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung liên quan đến công chứng và nằm trong phạm vi quyền hạn của công chứng viên được thực hiện.
3. Nghĩa vụ của công chứng viên
– Công chứng viên có nghĩa vụ phải tuân thủ đối với các nguyên tắc hành nghề công chứng đó là: luôn phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong công việc của mình; tuân thủ đúng theo tinh thần của hiến pháp và pháp luật đã quy định; đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về tính hợp pháp của văn bản mình đã công chứng; tuân thủ theo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của việc hành nghề công chứng, các nguyên tắc sát sườn của việc hành nghề công chứng.
– Công chứng viên phải hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng cụ thể, tổ chức hành nghề công chứng này phải có đầy đủ các giấy tờ pháp lý về việc hành nghề là hợp pháp, đủ tư cách thực hiện nghề nghiệp.
– Công chứng viên có nghĩa vụ thực hiện việc giải thích cho người yêu cầu công chứng được hiểu rõ về các quyền lợi cũng như các nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, về ý nghĩa cũng như các hậu quả pháp lý có thể xảy ra của việc công chứng văn bản, hợp đồng, giao dịch dân sự, bản dịch đó. Trường hợp nếu công chứng viên mà từ chối yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng thì có nghĩa vụ phải giải thích rõ về lý do từ chối công chứng của mình cho người yêu cầu công chứng được biết hoặc bổ sung giấy tờ nếu trong trường hợp có thể bổ sung.
– Công chứng viên có nghĩa vụ đối với việc tôn trọng cũng như bảo vệ quyền, các lợi ích hợp pháp của người có yêu cầu công chứng văn bản của họ. Ở đây người yêu cầu công chứng được hiểu là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc người yêu cầu công chứng cũng có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài mà có yêu cầu công chứng đối với hợp đồng, giao dịch, bản dịch của họ.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Công chứng viên phải đảm bảo đối với nội dung mình đã công chứng luôn được tuyệt mật, không được tiết lộ nội dung mình đã công chứng cho người khác biết trừ trường hợp được sự đồng ý của người yêu cầu công chứng bằng văn bản hoặc trong một số trường hợp mà pháp luật có quy định rõ ràng về tính bảo mật của văn bản.
– Ngoài việc thực hiện hành nghề công chứng thì công chứng viên còn có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo quy chuẩn để nâng cao nghiệp vụ cũng như cập nhập các quy định mới của pháp luật trong công tác hành nghề công chứng của mình luôn được chính xác và đúng quy định của pháp luật.
– Công chứng viên có nghĩa vụ phải thực hiện việc tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên theo quy định của nghề. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên được hiểu ở đây đó là những tổ chức hoạt động dưới cơ chế tự quản được thành lập và hình thành ở cấp trung ương và cấp tỉnh với mục đích đại diện cho công chứng viên cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên đang hoạt động công chứng.
Các tổ chức công chứng này có các hoạt động cụ thể như tham gia cùng cơ quan nhà nước trong công việc tiến hành việc tổ chức đào tạo, tập sự hành nghề công chứng cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ ngành; các tổ chức hành nghề công chứng tham gia trong việc ban hành các quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong các việc bổ nhiệm hay việc miễn nhiệm đối với công chứng viên, tham gia thành lập, sáp nhập các tổ chức hành nghề công chứng, chuyển nhượng, chấm dứt các hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng này và một số nhiệm vụ khác mà pháp luật quy định và có liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ; ngoài ra cuối cùng thì tổ chức hoạt động hành nghề công chứng còn có nghĩa vụ tham gia vào hoạt động giám sát đối với công việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng cũng như quy tắc của đạo đức hành nghề công chứng nhất định.
– Công chứng viên có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mình đã công chứng cũng như có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng về văn bản mà công chứng viên đã công chứng. Công chứng viên cũng có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phòng công chứng mà công chứng viên đó là công chứng viên hợp danh đang làm việc.
– Công chứng viên sẽ chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và công chứng viên còn chịu sự quản lý của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà ở đó họ là thành viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp này.
– Cuối cùng ngoài các nghĩa vụ trên thì công chứng viên còn có các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan theo quy định.