Quyền và nghĩa vụ của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng? Quyền và nghĩa vụ của các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng?
Hiện nay việ phát triển rừng đang là vấn đề rất quan tâm, có rất nhiều cách thức để phát triển rừng và các giá trị của rừng, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và tạo điều kiện cũng như thu nhập thêm cho bà con nhân dân. Một trong số đó có thể kể tới dịch vụ môi trường rừng. Các bên cung ứng và sử dụng dịch vụ môi trường rừng này đều dược hưởng các quyền và lợi ích nhất định. Bên cạnh đó họ cũng phải thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật đề ra. Vậy để hiểu thêm về quyền và nghĩa vụ của các bên trong dịch vụ môi trường rừng được pháp luật quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết nhé.
Cơ sở pháp lý: Luật lâm nghiệp 2017
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng Luật lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Được
b) Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.
Căn cứ theo quy định như trên pháp luật đã đề ra những quyền lợi khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng của các đối tượng được quy định tại Luật lâm nghiệp 2017, bên cạnh quyền thì cũng có một số nghĩa vụ được đặt ra chẳng hạn như với nghĩa vụ trả tiền dịch vụ môi trường rừng một cách đầy đủ theo quy định. Gần đây chính là nhờ có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng từng bước được nâng cao và cũng từ đó các cơ quan, tổ chức trong tỉnh quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn. Nhờ có các quy định về trả tiền dịch vụ môi trường này đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.
Với hai nghĩa vụ chi trả được quy định tại khoản 2 như trên ta thấy việc chi trả dịch vụ môi trường rừng còn góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện sinh kế và giúp người dân gắn bó với rừng và đây khong còn là nghĩa vụ mà còn là điều kiện và cơ hội cũng như tạo sự kết nối giữa người dân đối với rừng. Theo thống kê cho thấy trung bình mỗi hộ gia đình được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng với khoản tiền hơn 2 triệu đồng/năm, hộ được nhận cao nhất trên địa bàn tỉnh là hơn 120 triệu đồng/năm.
Theo đó khi bà con có những thu nhập khác từ chi trả dịch vụ môi trường rừng thì cho thấy không ít cộng đồng thôn bản trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển sinh kế, các công trình phúc lợi góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ gia đình và từ đó xây dựng được quỹ chung, sử dụng vào hoạt động hỗ trợ tổ tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, xây dựng nhiều hạng mục phục vụ dân sinh như: xây dựng nhà văn hóa, đường bê tông vào khu sản xuất,… và duy trì phong trào chung của bản.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng Luật lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;
c) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.
Như chúng ta đã biết thì dịch vụ môi trường rừng hiện nay được phát triển khá phong phú và đa dạng gồm có dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội, hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh, bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch, cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản. Các dịch vụ này bên cung ứng sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng khi thực hiện. cụ thể hơn đó là:
Có thể yêu cầu bên sử dụng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng là một trong các quyền lợi rất được bên cung ứng quan tâm khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng, Chính phủ cũng đã xác định những đối tượng cụ thể sử dụng dịch vụ môi trường rừng và có trách nhiệm chi trả các khoản phí dịch vụ môi trường rừng này như các công ty cấp nước, nhà máy thủy điện và các công ty du lịch; và những người cung cấp dịch vụ nhận nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là chủ rừng, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng hoặc tổ chức kinh tế.
Có thê nói với những nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đã trở thành nguồn tài chính quan trọng cho ngành lâm nghiệp qua việc gia tăng nguồn thu cho chủ rừng, giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nước, và nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng.
Bên cạnh đó thì bên cung ứng cũng phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng như bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo đúng quy định của pháp luật đề ra và sử dụng số tiền được chi trả bởi việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể thấy rằng đối với môi trường rừng được sử dụng. Các hoạt động tiếp cận và tác động là rất đa dạng. Hướng đến các nhu cầu cho các chủ thể thực hiện khác nhau. Trong đó đảm bảo cho tính chất dịch vụ là các lợi ích nhận về tương ứng. Nhưng trên các vai trò của rừng đối với con người, các dịch vụ này cũng được thể hiện trong ý nghĩa cao.
Như vậy từ những quy định như trên ta thấy pháp luật đã đề ra chi tiết quyền lợi và nghĩa cụ của các bên cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng đều phải thực hiện theo đúng quy định được đề ra. Thông qua việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về dịch vụ môi trường rừng có thể mang lại những hiệu quả nhất định, từng bước đi vào cuộc sống, tạo lập nên một nguồn lực tài chính mới, ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu.