Hợp đồng vận chuyển hành khách và chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hành khách? Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển hành khách? Quyền và nghĩa vụ của bên hành khách?
Việc di chuyển đến các địa điểm khác nhau là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có đầy đủ các điều kiện để di chuyển một cách an toàn, nhanh chóng cũng như thuận tiện. Để thực hiện việc đưa, vận chuyển đó thì các bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách ra đời. Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển đó, thì giữa hành khách và bên vận chuyển đã hình thành hợp đồng vận chuyển hành khách. Trong quan hệ hợp đồng này, các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và tương ứng với đó là họ có các quyền của riêng mình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng vận chuyển hành khách.
Luật sư
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng dân sự mang tính chất cung ứng dịch vụ mà theo đó bên vận chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí. Hợp đồng vận chuyển hành khách là
Về phân loại hợp đồng vận chuyển hành khách, thì nếu dựa vào tính thương mại của các chuyến đi, có thể phân thành loại hình chuyên chở không lấy tiền và loại hình chuyên chở có lấy tiền. Dựa vào tính chất phục vụ công cộng hay dân dụng thì có thể phân thành loại hình vận chuyển dân dụng và loại hình vận chuyển nhà nước; vận chuyển thưởng lệ hay vận chuyển không thường lệ; Dựa vào phạm vi vận chuyển thì có thể chia thành vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa.
Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, chủ thể của hợp đồng vận chuyển là bên vận chuyển và hành khách. Người vận chuyển và hành khách phải đáp ứng các điều kiện của chủ thể hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự và đảm bảo năng lực hành vi dân sự của chủ thể hợp đồng.
Bên vận chuyển (hay còn gọi là người vận chuyển) là người có trách nhiệm vận chuyển hành khách và hành lý từ điểm đi đến điểm đến theo hợp đồng vận chuyển. Người vận chuyển là bên xuất vé vận chuyển hành khách và được nhận cước phí vận chuyển từ phía hành khách.
Hành khách là người có vé hợp lệ. Hành khách chính là người được bên vận chuyển vận chuyển cùng với hành lý kèm theo từ điểm đi tới điểm đến của hành trình đã được ghi nhận trong hợp đồng vận chuyển.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển hành khách
Bên vận chuyển có thể là chủ phương tiện hoặc cơ quan trực tiếp quản lý phương tiện vận tải. Chủ phương tiện thuộc mọi thành phần kinh tế muốn kinh doanh vận chuyển hành khách phải có giấy phép. Chủ phương tiện sau khi được cấp giấy phép kinh doanh và bắt đầu hoạt động kinh doanh phải chịu trách nhiệm về an toàn cho hành khác trong suốt quá trình vận chuyển.
Nghĩa vụ của bên vận chuyển sẽ là quyền lợi của khách hàng. Theo quy định của
Thứ nhất, chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải. Đây là nghĩa vụ cơ bản của người vận chuyển, vì mục đích chính của hợp đồng vận chuyển hành khách đó chính là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác của hành khách, nên bên vận chuyển phải đảm bảo được việc vận chuyển hành khách đến địa điểm đã xác định trước theo lộ trình đã được lên sẵn và đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, thông thường thì khi vận chuyển hành khách trên một phương tiện có nhiều khách hàng, bên vận chuyển cũng phải đảm bảo được chỗ ngồi cho hành khách và đúng trọng tải của phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, về nghĩa vụ này hiện nay bị vi phạm rất nhiều, đặc biệt xảy ra khi vận chuyển hành khách bằng ô tô trong những dịp lễ, tết.
Thứ hai đó chính là nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự này đó chính là loại hình bảo hiểm về trách nhiệm đặt với bên thứ ba ở đây chính là hành khách khi xảy ra tai nạn hoặc rủi ro bất kì. Tức khi hành khách gặp tai nạn, rủi ro trong khi đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách thì sẽ được bảo hiểm. Hiện nay việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự này được quy định tại Nghị định số 03/2021/NĐ- CP của Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 2021 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định này thì “1. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này.” và loại xe cơ giới ở đây được xác định bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Thứ ba, đó chính là nghĩa vụ bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận. Việc đảm bảo thời gian này cũng vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hành khách. Bên vận chuyển phải có trách nhiệm đến điểm đón đúng giờ cũng như đến điểm trả khách đúng theo thời gian các bên đã thỏa thuận hoặc do bên vận chuyển hành khách đã vận chuyển trước đó.
Thứ tư, nghĩa vụ chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình. Hành khách thông thường có hành lý đi cùng, nên bên vận chuyển phải tiến hành vận chuyển cả hành lý của hành khách và trả lại hành lý cho hành khách theo thỏa thuận của các bên.
Thứ năm, nghĩa vụ hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Khi vận chuyển hành khác thì bên vận chuyển được nhận cước phí, tuy nhiên, trong các trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ vận chuyển hoặc theo thỏa thuận của các bên, thì bên vận chuyển phải hoàn trả lại cước phí mà bên hành khách đã thanh toán trước đó.
Bên cạnh các nghĩa vụ thì bên vận chuyển cũng có các quyền nhất định. Các quyền của bên vận chuyển sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên được vận chuyển.
Đầu tiên đó là quyền “Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.” Bên vận chuyển là bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách nhằm thu lại lợi nhuận, nên khi họ cung cấp dịch vụ vận chuyển cho hành khách thì họ được yêu cầu hành khách thanh toán cho công sức để thực hiện dịch vụ vận chuyển đó.
Thứ hai, đó chính là quyền từ chối chuyên chở hành khách, tức không nhận vận chuyển hành khách theo yêu cầu của hành khác. Quyền từ chối chuyên chở hành khách được thực hiện trong một số trường hợp nhất định, các trường hợp đó được quy định tại Khoản 2 Điều 525 Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm các trường hợp:
“a) Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
b) Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình;
c) Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.”
3. Quyền và nghĩa vụ của bên hành khách
Tương ứng với các quyền của bên vận chuyển thì đó chính là nghĩa vụ của hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách. Quyền của hành khách được quy định chi tiết tại Điều 526 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó thì bên hành khách phải trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người. Đây là nghĩa vụ cơ bản của hành khách, vì họ là người sử dụng dịch vụ vận chuyển của bên vận chuyển thì họ phải thanh toán cho việc sử dụng dịch vụ của mình.
Nghĩa vụ tiếp theo đó chính là hành khách phải có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận. Thông thường, thì việc vận chuyển hành khách đã được xác định từ trước, đặc biệt là các trường hợp vận chuyển hành khách bằng máy bay, tàu hỏa và ô tô thì hành khách phải có mặt theo đúng giờ được in ấn trên vé tàu, xe hoặc thời điểm đã được bên vận chuyển thông báo trước đó. Và nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông. (Khoản 3 Điều 526 Bộ luật dân sự năm 2015).
Và quyền của hành khách được quy định tại Điều 527 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó thì hành khách được yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận. Quyền này nhằm đảm bảo bên vận chuyển thực hiện đúng theo hợp đồng các bên đã thỏa thuận trước đó.
Thứ hai, đó chính là quyền được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền này thường được thấy trong vận chuyển hành khách bằng máy bay, hay thông thường, khi vận chuyển bằng ô tô thì các bên vận chuyển cũng không tính phí hành lý đi kèm hành khác. Đồng thời thì hành khách có quyền nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình
Bên cạnh đó, thì nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận ví dụ như cho hành khách xuống sai điểm dừng, làm hành khách phải mất chi phí đi đến điểm dừng mà các bên đã thỏa thuận thì hành khách có quyền yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại,.
Hành khách được nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp hoàn trả lại cước phí vận chuyển trong trường hợp không tiến hành vận chuyển do dịch bệnh hoặc do bệnh tình của hành khách mà bên vận chuyển từ chối vận chuyển. Cuối cùng thì hành khách có quyền yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.