Khái quát về cấm cố tài sản và bên cầm cố? Quyền của bên cầm cố theo Bộ luật dân sự? Nghĩa vụ của bên cầm cố theo Bộ luật dân sự?
Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ điển hình, được áp dụng phổ biến trong đời sống xã hội và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chủ thể được nhắc đến trong cầm cố tài sản bảo gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối xứng với bên còn lại, tạo thành một quan hệ pháp luật dân sự thuần túy. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích về quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố theo quy định của pháp luật dân sự thực định.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
1. Khái quát về cấm cố tài sản và bên cầm cố?
Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ với bên có quyền, chế định cầm cố xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người (vào khoảng thế kỷ VI TCN).
Ở Việt Nam, các nhà nước phong kiến cũng đã quy định và áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó có biện pháp cầm cố, điều này được minh chứng trong hai Bộ luật: Bộ luật Hồng Đức thế kỷ XV và Bộ luật Gia Long thế kỷ XIX.
Cầm cố tài sản lần đầu tiên được luật hóa trong
Khái niệm này đã thể hiện được 2 chủ thể cơ bản tham gia vào quan hệ cầm cố tài sản, bao gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Tuy nhiên, trong phần này, tác giả chỉ tập trung nêu rõ một số vấn đề về bên nhận cầm cố.
Bên cầm cố là bên phải giao tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, bên cầm cố là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đó, tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, bên cầm cố có thể là người thứ ba. Người thứ ba cầm cố tài sản là người không thuộc các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm việc thực hiện nghĩ vụ của bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ đó.
Đối với cá nhân, là bên cầm cố, cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình có quyền tham gia giao dịch dân sự nói chung và tham gia vào quan hệ cầm cố nói riêng.
Đối với tổ chức có tư cách pháp nhân, khi tham gia vào quan hệ cầm cố với vai trò bên cầm cố phải nhân danh chính mình tham gia quan hệ cầm cố một cách độc lập, Khi pháp nhận tham gia vào quan hệ cầm cố, phá nhân có tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự tương ứng. Pháp nhân tham gia với tư cách độc lập, không chịu ảnh hưởng hay bị lệ thuộc vào cá nhân, tổ chức khác. Pháp nhân tham gia hợp đồng cầm cố thông qua người đại diện, do đó, vừa bên cầm cố vừa phải đảm ứng điều kiện đối với cá nhân, lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức.
Trường hợp bên cầm cố là pháp nhân thì tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân phải độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
2. Quyền của bên cầm cố theo Bộ luật dân sự?
Việc chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố, quan hệ vật quyền của người cầm cố trên thực tế tạm thời đã không thực hiện được. Bên cầm cố trở thành chủ thể của trái quyền trong quan hệ cầm cố, do vậy, tại Điều 312 Bộ luật dân sự 2015, quyền của bên cầm cố tài sản được xác định bằng các thuật ngữ “yêu cầu bên nhận cầm cố…” và bên nhận cầm cố là người phải thực hiện các yêu cầu đó của bên cầm cố.
Thứ nhất, yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Quyền sử dụng, khai thác lợi ích tài sản cầm cố không đương nhiên phát sinh đối với bên nhận cầm cố mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên, tức là bên cầm cố chủ có thể ” cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố”, nếu thỏa thuận và được bên cầm cố đồng ý. Sự thỏa thuận có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, khi giao kết hợp đồng cầm cố hoặc giao vật cầm cố.
Việc sử dụng tài sản cầm cố không được làm giảm sút giá trị tài sản cầm cố. Dĩ nhiên, những hao mòn thông thường và tự nhiên không được coi là giảm sút, vì vậy, đối tượng cầm cố là vật tiêu hao ít được sử dụng.
Việc yêu cầu chấm dứt việc sử dụng xuất phát từ bản chất của cầm cố là để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chứ không phải là để bên kia sử dụng tài sản, khai thác lợi ích tài sản cho nên bên cầm cố trên nguyên tắc có thể yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố bất cứ lúc ngào nếu việc sử dụng nó có “nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”.
Thứ hai, yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Nếu bên nhận cầm cố chỉ nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố thì yêu cầu cầu hoàn trả lại giấy tờ đó. Vật cầm cố chỉ được hoàn trả cho bên cầm cố khi nghĩa vụ chính đã được chấm dứt, hay nói cách khác là được thực hiện xong, thực hiện đúng toàn bộ nghĩa vụ.
Bên nhận cầm cố phải hoàn trả lại chính vật cầm cố, nhưng nếu đối tượng cầm cố là vật cùng loại thì có thể thay thế để trả bằng số lượng vật cùng loại có phẩm chất tương với phẩm chất của vật cầm cố ban đầu.
Thứ ba, yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Bất cừ người nào giữ tài sản cầm cố đều phải ảo quản; giữ gìn tài sản, phải trả lại tài sản khi nghĩa vụ đến hạn. Vì vậy, trong trường hợp người nhận cầm cố tài sản không bảo quản tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người cầm cố. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên cầm cố được áp dụng theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và có thể áp dụng tương tự những quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản trong việc bản quản, giữa gìn tài sản và bồi thường thiệt hại.
Ngoài các quyền trên phát sinh từ nghĩa vụ, người cầm cố còn có thể có các quyền như: bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
3. Nghĩa vụ của bên cầm cố theo Bộ luật dân sự?
Nghĩa vụ của bên cầm cố được quy định tại Điều 311 Bộ luật dân sự, cụ thể:
Thứ nhất, giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. Thỏa thuận này có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn. Tài sản cầm cố được “giao cho bên nhận cầm cố’ chiếm hữu, chứ không tước bỏ quyền sở hữu của bên cầm cố. Vì vậy, hành vi chuyển giao là hành vi của bên cầm cố thực hiện để sau đó quyền chiếm hữu của họ đối với tài sản được chuyển dịch sang bên nhận cầm cố hoặc người thứ ba. Với lí do đó, hành vi chuyển giao không đơn thuần chỉ bao gồm đưa vật- nhận vật theo cách hiểu thông thường mà còn có thể là những hành vi khác (giao chìa khóa kho đựng tài sản cầm cố, giao vận đơn nhận hàng,..) cũng được coi là hành vi chuyển giao.
Thứ hai, báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy
Quyền của người thứ ba được quy định ở đây được hiểu là quyền chủ quan của một chủ thể khác, không phải là chủ thể tham gia hợp đồng cầm cố (bên cầm cố hay bên nhận cầm cố). Quyền này phải được xác lập trước khi các bên ký hợp đồng cầm cố và trên cơ sở đó bên cầm cố phải báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, bởi quyền của người thứ ba sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản cầm cố và điều này ảnh hưởng đến việc bên nhận cầm cố có chấp nhận ký kết hợp đồng chính và hợp đồng cầm cố hay không. Trước đây, Bộ luật dân sự 2005 không quy định về hậu quả pháp lý của việc không thông báo, đã dẫn đến những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, nhằm khắc phục những hạn chế này, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rằng: “trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. “. Như vậy, lúc này quyền quyết đinh thuộc về bên nhận cầm cố.
Thứ ba, thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều này xuất phát từ nguyên tắc chủ sở hữu là người được hưởng hoa lợi và lợi tức từ vật cũng như phải bỏ ra những chi phí cần thiết để bảo quản và giữ gìn tài sản cho dù tài sản đó do ai là người quản lý và bảo quản. Bên nhận cầm cố đã thay thế chủ sở hữu bảo quan tài sản cho bên cầm cố trong thời hạn cầm cố, họ phải chịu trách nhiệm nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát. Việc xác định chi phí hợp lí được hai bên thỏa thuận.