Quy định về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng? Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng?
Trong thời buổi kinh tế đất nước ngày càng phát triển đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế là việc tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa hoặc là cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển và duy trì không ngừng nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm hay các dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Để thực hiện được các vấn đề này thì thường các dự án đầu tư xây dựng thường được các chủ đầu tư thực hiện việc đề suất sử dụng vốn cho các hoạt động này. Đông thời, theo như quy định của pháp luật Việt Nam thì khi có sự có mặt của bản quản lý để thực hiện việc kiểm tra xem xét các dự án đầu tư xây dựng chuyên hay quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực đó.
Tuy nhiên pháp luật hiện hành quy định về nội dung của quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng như thế nào thì còn rất nhiều người thắc mắc. Do đó, để giải đáp triệt để các thắc mắc giúp bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia gửi tới quý bạn đọc nội dung mà pháp luật liên quan đến ban quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trước khi tìm hiểu về ban quản lý ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung khái niệm quản lý dự án được định nghĩa dưới góc độ pháp lý đó là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động trong tổng thể một dự án đầu tư xây dựng và là một chuyên ngành hay một khu vực nhất định dựa theo sự phân công của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về vấn đề quản lý dự án chính là việc áp dụng các hoạt động và chức năng của quản lý vào suốt quá trình thực hiện các dự án khác nhau để đạt được những mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành đã cho thấy rằng trong việc quản lý dự án thì ban Quản lý dự án đóng một vai trò rất quan trọng và không những thế ban quản lý xây dựng còn là một bộ phận tập thể, gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động như sau: lập kế hoạch, Quản lý và tổ chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của dự án; Những hoạt động liên quan khác theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án sẽ có nhiệm vụ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cũng như công cụ chuyên ngành, liên quan đến dự án để áp dụng vào những hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án xây dựng đạt được những tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra trước đó.
Trên cơ sở quy định tại Điều 63
+ Ban giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Các giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Các bộ phận quản lý dự án đầu tư xây dựng khác.
2. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và như đã nói ở trên, có thể thấy Ban Quản lý dự án sẽ đóng vai trò rát quan trọng trong vấn đề quản lý dự án từ khi chuẩn bị đầu tư dự án cho đến khi dự án kết thúc, hoàn thành, dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Chính vì nắm giữ vai trò rất quan trong cho nên, pháp luật Xây dựng năm 2014 đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Điều 69 Luật này như sau:
“1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
a) Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
b) Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
c) Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận”.
Từ quy định được nêu ra, khi Ban quản lý xây dựng thực hiện quyền của mình thì các hoạt động trên của Ban quản lý dự án xây dựng đều nhằm mục tiêu để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, trong phạm vi ngân sách dự án đã được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể, chi tiết đã đề ra đối với dự án. Ngoài ra thì, ban quản lý dự án còn có chức năng nhiệm vụ là đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đang điều chỉnh và tính khả thi của dự án như được quy định tại Khoản 2 Điều này, cụ thể:
“2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
b) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
c) Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định này có thể thấy rằng, pháp luật xây dựng hiện hành đã có các quy định về nghĩa vụ, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cần phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm: Lập kế hoạch dự án; Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng; Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng; Các nhiệm vụ thực hiện dự án; Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân; Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo và cuối cùng là các nhiệm vụ hành chính, Điều phối và trách nhiệm giải trình. Trong đó, nội dung của các nhiệm vụ mà ban quản lý xây dựng cần phải thực hiện đó là:
+ Lập kế hoạch dự án là một trong các việc đầu tiên mà ban quản lý xây dựng cần phải thực hiện việc lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, mực tiêu chất lượng, tiến độ thực hiện, tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện thời hạn hoàn thành.
+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
+ Các nhiệm vụ thực hiện dự án chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết
+ Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng của ban quản lý xây dựng thực hiện bằng việc tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;
+ Các nhiệm vụ hành chính, Điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin;
Bên cạnh đó thì ban quản lý xây dựng cần phải thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án về các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác. Đồng thời, thực hiện việc quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng. Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường. Không chỉ có thế mà ban quản lý xây dựng sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.