Hiện nay, theo thỏa thuận của các chủ sở hữu bất động sản liền kề xây dựng các mốc giới ngăn cách các bất động sản. Vậy quyền sở hữu với mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1.Thế nào là mốc ngăn cách các bất động sản:
Mốc giới ngăn cách bất động sản được hiểu là ranh giới chung phân định các bất động sản liền kể, được những chủ sở hữu, người sử dụng bất động sản thoả thuận dùng ranh làm giới để ngăn cách các bất động sản liền kề như cột mốc, hàng rào, tường ngăn, cây, kênh, mương, hào, rãnh…
2. Quyền sở hữu với mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản:
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự quy định về quyền sở hữu với mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản như sau:
– Quyền dựng mốc giới thuộc về các chủ sở hữu bất động sản.
– Các chủ sở hữu chỉ được dựng mốc giới trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình, mốc giới có thể là cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường,… để ngăn cách bất động sản của mình với bất động sản liền kề. chủ thể xây dựng mốc giới nhằm xác định quyền sử dụng đất trong phạm vi quyền sở hữu của mình, tránh việc để các chủ thể có bất động sản liền kề xâm phạm đến quyền sử dụng đất của mình như lấn chiếm đất, gây thiệt hại cho đất,…
– Việc xác định ranh giới và dựng mốc giới ngăn cách các bất động sản với nhau sẽ trên tinh thần thỏa thuận của các chủ bất động sản liền kề.
– Mốc giới ngăn cách đã dựng như hàng rào, tường, cột mốc, trồng cây,… là tài sản chung của cả hai bên, các chủ thể là sở hữu chung của tài sản đó.
Cụ thể như sau: A và B có thỏa thuận xây dựng bức tường ngăn cách bất sản của hai bên, khi đó bức tường là tài sản thuộc sở hữu chung của cả A và B, cả hai cùng bỏ chi phí để xây dựng và đều có quyền sử dụng mốc giới đó nếu cần thiết.
– Thực tế nếu như mốc giới chỉ do một bên dựng mà bên còn lại cũng đồng ý với việc xây dựng mốc giới đó thì mốc giới đã dựng vẫn thuộc quyền sở hữu chung của cả hai bên. Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu đã dựng mốc giới phải giỡ bỏ mốc giới nếu xét thấy việc dựng mốc giới xâm phạm đến quyền sử dụng bất động sản của mình, tuy nhiên chủ sở hữu phải đưa ra được lý do chính đáng, xác thực.
– Nghĩa vụ của chủ sở hữu liền kề sẽ không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng trong trường hợp mốc giới là tường nhà chung, ngoại trừ trường hợp chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình nếu như trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau
3. Trường hợp hàng xóm lấn chiếm mốc giới đất thì xử lý thế nào?
Mặc dù đã có mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản nhưng hàng xóm vẫn lấn chiếm đất xảy ra cũng khá nhiều hiện nay.
Hành vi lấn đất được hiểu là người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mục đích tăng diện tích đất mà không có cơ sở hợp pháp.
– Hành vi chiếm đất khi người sử dụng đất thực hiện một trong các hành vi bao gồm:
+ Tự ý sử dụng đất không được phép của cơ quan quản lý nhà nước.
+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được cho phép.
+ Cá nhân, tổ chức chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật mà vẫn sử dụng đất trên thực địa.
+ Cá nhân, tổ chức thuê đất của Nhà nước đã hết thời hạn cho thuê mà vẫn tiếp tục sử dụng khi không cho phép.
Đối với trường hợp bị hàng xóm lấn chiếm đất, cá nhân, hộ gia đình có quyền khiếu nại, tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định tại Điều 204, Điều 205
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại, tố cáo:
– Đơn khiếu nại/đơn tố cáo.
– Tài liệu chứng minh về việc lấn, chiếm đất đai (hình ảnh, video, biên bản hòa giải nếu có,…).
– Các tài liệu chứng minh về quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…).
– Giấy tờ tùy thân (gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người nộp đơn khiếu nại, đơn tố cáo.
– Xác nhận của người có thể đưa ra làm chứng việc lấn chiếm như hàng xóm, người thân trong gia đình, cơ quan chức năng có liên quan,… đã xác nhận được việc có hành vi lấn chiếm đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, hộ gia đình bị lấn chiếm đất có quyền làm đơn tố cáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi xảy ra hành vi lấn chiếm đất đai.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu:
– Về trình tự giải quyết khiếu nại lấn chiếm đất đai được thực hiện theo quy định cụ thể trong Chương II, Mục 1 và Mục 2 của
+ Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
+ Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
+ Tổ chức đối thoại. Lưu ý việc đối thoại phải được lập thành biên bản có ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia.
+ Ra quyết định giải quyết khiếu nại: Khi đó Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 03 ngày làm việc và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
– Về trình tự giải quyết tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được thực hiện theo quy định cụ thể trong Luật Tố cáo năm 2018.
+ Tiến hành phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Thời hạn là 07 ngày làm việc.
+ Thực hiện xác minh nội dung tố cáo.
+ Cuối cùng ra kết luận nội dung tố cáo.
4. Mẫu đơn tố cáo hành vi lấn chiếm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
………, ngày…… tháng …… năm 20…..
ĐƠN TỐ CÁO
(Về việc Tên cá nhân/Cơ quan/Tổ chức có hành vi lấn chiếm đất đai của ông/bà………)
Kính gửi: Uỷ Ban Nhân Dân Phường/Xã………Quận/Huyện………
(Hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết)
Tôi tên là: ………Sinh ngày: ……../ ………/………
Thẻ căn cước/CMND/số: ………Cấp ngày…./…../…… Cấp bởi: ……
Hộ khẩu thường trú: ………
Tôi làm đơn này để tố cáo
[ÔngBà/ Cơ quan/Tổ chức]: ………
Địa chỉ: ………
Nội dung vụ việc như sau:………
Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý Cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng là ông/bà:………
Tôi cam đoan về nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Kính mong Quý Cơ quan sớm xem xét và giải quyết để bảo vệ tài sản của Nhà nước và đảm bào quyền lợi của những người bị ảnh hưởng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo:
– Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất
– …………
– …………
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Hướng dẫn viết đơn tố cáo:
Nội dung đơn tố cáo lấn, chiếm đất gồm các mục sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày/ tháng/ năm;
– Thông tin người tố cáo: Họ và tên, năm sinh, CCCD/CMND, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ;
– Thông tin của bên bị tố cáo lấn chiếm đất: Họ và tên, năm sinh, CCCD/CMND (nếu có), địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ (nếu có);
– Nội dung của đơn tố cáo: Người tố cáo trình bày về hành vi lấn chiếm đất, trong đó trình bày rõ thời điểm xảy ra hành vi, hành vi được xảy ra như thế nào, diện tích đất bị lấn chiếm. Ngoài ra, người tố cáo phải trình bày được phần đất bị lấn chiếm thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ai, có giấy tờ pháp lý nào chứng minh hay không.
– Yêu cầu của chủ thể nộp đơn tố cáo: bao gồm yêu cầu xác minh và xử lý vi phạm đối với hành vi lấn chiếm đất một cách nhanh chóng, xác thực, công bằng; Yêu cầu người lấn chiếm trả lại hiện trạng của thửa đất trước đó để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng về quyền sử dụng mảnh đất đó.
– Cam kết của người làm đơn tố cáo việc lấn chiếm đất.
– Chữ ký( ghi rõ họ và tên ) của người làm đơn tố cáo.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật dân sự năm 2015.