Quyền sở hữu nhà ở khi xây nhà trên đất của người khác. Công nhận quyền sở hữu nhà ở.
Quyền sở hữu nhà ở khi xây nhà trên đất của người khác. Công nhận quyền sở hữu nhà ở.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, gia đình em đang muốn sửa nhà để ở. Hiện gia đình 4 người đang sống chung ở phần nhà mà Bà Nội cho để sống, nhà em phải mượn tường của nhà hàng xóm, và 1 phần tường của nhà Nội chỉ có lợp tôn để che nắng che mưa, hộ khẩu riêng nhưng chung địa chỉ. Quyền sử dụng đất là của Bà Nội (còn sống). Nếu em muốn vay Ngân Hàng để sửa nhưng không có quyền sử dụng đất, Bà Nội có lập di chúc nhưng Ba em không biết phần đất đó có để cho Ba không (đã sống trên 30 năm). Có 1 lần Ba qua nói Bà Nội ký tên cho hẳn phần đất đó để có thể cầm Ngân hàng để vay tiền, nhưng Bà không đồng ý. Vậy nếu bây giờ em muốn sửa hay xây mới lại thì cần thủ tục pháp lý như thế nào để sau này nếu có tranh chấp phần thừa kế thì bên gia đình em không bị mất tiền oan? Xin cảm ơn sự tư vấn của luật sư. Em mong nhận được hồi đáp.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định điều kiện được công nhận quyền sơ hữu nhà ở như sau:
"Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 9 Luật nhà ở 2014 quy định Công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
"1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
… ".
Như vậy, khi bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì bạn có quyền hợp pháp đối với nhà ở do mình tạo lập, ngay cả trong trường hợp bạn xây dựng nhà trên mảnh đất của bà nội bạn. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý rằng bạn phải có văn bản đồng ý của bà nội bạn về việc cho phép bạn được xây dựng ngôi nhà trên mảnh đất đó.