Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Quy định về quyền nuôi con, điều kiện giành lại quyền nuôi con, thủ tục đòi lại quyền nuôi con, thay đổi người trực tiếp nuôi con? Muốn nuôi tất cả các con sau khi ly hôn thì phải làm thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Muốn nuôi tất các con thì phải làm như thế nào?
- 2 2. Muốn nuôi tất cả các con sau khi ly hôn do chồng vô trách nhiệm
- 3 3. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ
- 4 4. Làm thế nào để giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
- 5 5. Quy định về việc giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
- 6 6. Đòi lại quyền nuôi con do trước đây nhường quyền cho chồng
- 7 7. Con 3 tuổi sau khi ly hôn, ai có quyền nuôi dưỡng trực tiếp?
- 8 8. Cần chứng minh những gì để có thể có quyền nuôi con?
1. Muốn nuôi tất các con thì phải làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em lập gia đình 5 năm hiện có 3 con. 1 đứa trên 4 tuổi, 1 đứa 18 tháng và 1 đứa 4 tháng . Sau khi ly hôn em có đuợc chăm sóc cả 3 cháu không nếu chồng em hiện không có chỗ ở và công việc ổn định. Em ở thành phố Hồ Chí Minh mà chồng em định sau khi ly hôn mang con trai lớn em về Quảng Ngãi sinh sống làm ăn. Em tự thấy xa mẹ và không được chăm sóc sẽ ảnh hưởng tới con?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
– Như vậy, trong trường hợp của bạn, hai cháu bé con của bạn 18 tháng tuổi và 4 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc có thỏa thuận khác với chồng bạn.
Còn cháu bé 4 tuổi mà chồng bạn muốn đưa con về Quảng Ngãi làm ăn sinh sống, bạn lại muốn chăm sóc cả ba cháu tức vợ chồng bạn không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi dạy con. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu chồng bạn không có nơi ở, không có công việc và thu nhập ổn định thì sẽ là căn cứ bất lợi để giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được thu nhập của bản thân cũng như khả năng nuôi dạy cả ba cháu sẽ tốt hơn nếu giao con cho chồng bạn trực tiếp nuôi.
2. Muốn nuôi tất cả các con sau khi ly hôn do chồng vô trách nhiệm
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, Vợ chồng tôi lấy nhau đã hơn 7 năm có 2 con: Cháu gái 7 tuổi và cháu trai 2,5 tuổi. Chồng tôi là người ăn chơi không chăm lo cho gia đình vì ỷ lại cho mẹ chồng tôi va tôi chăm 2 cháu. Mẹ chồng tôi làm nghề tín dụng nên bà vẫn lo mọi chi phí cho cuộc sống hàng ngày. Tôi bán hàng ăn ngoài chợ (là nghề của nhà chồng) và phải lo mọi chi phí cho con cái từ trước đến nay. Chồng tôi có thói trăng hoa và đã có con riêng ở bên ngoài.
Anh ấy chi vui đùa với con chốc lát chứ không bao giờ quan tâm tới việc con ăn ngủ, học hành hay ốm đau như thế nào. Anh quá vô tâm, vô trách nhiệm khiến tôi chán nản. Gia đình tôi cũng khá giả có thể lo cho tôi cuộc sống sung túc nhưng vì con tôi buộc phải theo nghề của nhà chồng vậy mà vẫn bị coi thường. Làm thế nào để khi ly hôn tôi được nuôi hai cháu vì sống với người bố vô trách nhiệm có cuộc sống phóng khoáng thế thì tôi sợ con tôi sẽ phát triển không tốt. Xin luật sư tư vấn giúp cho tôi hướng giải quyết.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Điều 81 thì:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Con trai bạn 2,5 tuổi thì đương nhiên giao cho người mẹ là bạn nuôi. Con gái trên 3 tuổi nhưng vì chưa đủ 7 tuổi nên muốn được quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh điều kiện kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục khi ở bên bạn con sẽ có điều kiện phát triển tốt nhất.
Ở hoàn cảnh gia đình qua những thông tin bạn cung cấp thì trước tòa án bạn cần có những bằng chứng xác thực việc chồng bạn là người trăng hoa, có phụ nữ bên ngoài và có con riêng. Đây chính là điều kiện đủ để tòa án sẽ trao quyền nuôi con cho bạn vì ở cạnh người cha môi trường sống của con không đảm bảo.
3. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn, tôi muốn giành quyền nuôi con, con gái tôi hiện vừa tròn 24 tháng tuổi. Tuy nhiên tôi không có công việc ổn định. Gia đình chồng tôi không cho tôi nuôi con với lý do tôi không có việc làm. Xin nói thêm là gia đình bố mẹ tôi có điều kiện và đang giúp đỡ tôi mở cửa hàng bán đồ thời trang. Vậy tôi có thể nuôi con không. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Về quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81, Luật hôn nhân gia đình năm 2014
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Con bạn 24 tháng tuổi, về nguyên tắc bạn sẽ giành được quyền nuôi con. Tuy nhiên để đảm bảo rằng bạn có đầy đủ điều kiện để nuôi dạy con khỏe mạnh, trưởng thành. Bạn cần có nơi cư trú ổn định (tạm thời có thể là nhà bố mẹ bạn) và cần có căn cứ chứng minh rằng cửa hàng thời trang bố mẹ bạn mở cho bạn sắp đi vào hoạt động. Đó là những căn cứ để chứng minh bạn hoàn toàn có thể nuôi dạy con khôn lớn, khỏe mạnh.
4. Làm thế nào để giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi.
Tôi có vợ và con nhỏ đã được 3 tuổi. Con tôi còn nhỏ quá, mà mẹ nó dạo gần đây cứ hay có biểu hiện là lạ lắm luật sư à. Tôi thấy nghi ngờ nên cũng có mấy lần âm thầm để ý xem nó có làm điều gì gian dối đối với tôi không, thì cứ thấy nó nhắn tin điện thoại rồi cười một mình. Có bữa nó đi ra ngoài tôi mới thấy thế nên đến mở điện thoại nó ra xem tin nhắn, tôi chưa kịp xem nó đã chạy vào giật lại rồi quát tôi nhất định không cho tôi xem.
Có hôm nó bảo với tôi nó về quê ngoại ăn giỗ chú họ 3 hôm, tôi cũng không cấm đoán gì việc nó về quê với tôi nghĩ là con là cháu nên về quê thăm họ hàng cũng không có vấn đề gì. Nhưng đến hôm thứ 3 nó điện cho tôi bảo là nó sang nhà chị họ chơi 2 hôm nữa mới về. Cái tôi thấy nghi nghi tôi mới gọi điện về cho mẹ vợ tôi hỏi nó có về quê ăn giỗ không, mẹ vợ tôi bảo nó không có về mà quê cũng đâu có giỗ ai đâu, nếu giỗ chú họ nó đi mẹ phải biết chứ.
Nó gian dối tôi nhiều quá rồi, có vài lần tôi tức lắm tôi bắt nó khai sự thật việc cứ đi sớm về muộn con cái không chăm sóc của nó thì có hôm nó thú thật với tôi là nó có đi ngoại tình và tôi bắt nó viết giấy ghi những tội lỗi của nó, nó có ghi lại những lần đã ngoại tình và xin tôi tha thứ. Thấy nó như vậy tôi cũng cho qua vẫn sống như vợ chồng, nhưng mà nó không có chịu sửa đổi nó vẫn cứ tái diễn, mà tôi không muốn con tôi có người mẹ lăng loàng như vậy tại tôi thương con tôi lắm luật sư à. Giờ tôi không thể sống với vợ tôi được nữa, tôi không thể chấp nhận người vợ, người mẹ như thế được nó không xứng đáng làm vợ và làm mẹ của con tôi.
Mà nó cũng không có công việc làm ổn định cứ mặc áo ngắn, quần ngắn bán cà phê ở cái quán làm thuê luật sư à. Mà bên nhà nó thì cương quyết đòi nuôi con, mà tôi thì thương con tôi lắm tôi không muốn con tôi sống với người mẹ như thế.
Tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi có được quyền nuôi con không và nếu không thì luật sư giúp tôi xem có cách nào để tôi được quyền nuôi con không, tôi chỉ có một mong muốn là được nuôi con tôi thương con tôi lắm
Luật sư tư vấn:
Pháp luật về hôn nhân gia đình tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng khi ly hôn, nhưng nếu trường hợp cả bên anh và bên chị đều muốn được nuôi con thì theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, con của anh đã được 3 tuổi là độ tuổi không phải dưới 36 tháng được pháp luật quy định phải do mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Cũng không phải độ tuổi từ đủ 7 tuổi trở lên để nghe ý kiến, nguyện vọng của con anh muốn được theo bố hay theo mẹ. Vì vậy, nếu ra tòa giải quyết ly hôn thì anh vẫn có khả năng được quyền nuôi con.
Tuy nhiên, để chắc chắn rằng anh hoàn toàn sẽ được nhận con về nuôi khi ra Tòa án giải quyết ly hôn thì anh cần tìm thêm các chứng cứ chứng minh khả năng tài chính của vợ mình không có. Nếu vợ anh không có khả năng tài chính, không có công việc ổn định cũng như thu nhật ổn định, điều kiện chăm sóc nuôi dạy con cái của vợ không được đảm bảo sau ly hôn thì con sẽ được giao cho bố chăm sóc, nuôi dạy nếu thu nhập của bố ổn định hơn của mẹ.
5. Quy định về việc giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em gửi con cho ba nó nuôi. Nhưng không gửi tiền, khai sinh mang họ mẹ không có cha. Gửi con lúc 1 tháng tuổi đến 1 tuổi. Em đòi lại con nhưng cha nó không trả và lấy con đi mấy tháng nay không cho e gặp con. Ba nó có vợ con rồi. Vậy nếu ra tòa em có giành lại con được không ạ. Tư vấn giúp em!
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con như sau:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.
Ngoài ra, theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, trong trường hợp của chị, con của chị mới được hơn 1 tuổi, Tòa án sẽ quyết định giao con cho chị nuôi căn cứ tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: “3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi,…”. Nếu chị chứng minh được chị có thể đáp ứng các điều kiện để tạo cho con một môi trường phát triển tốt nhất, đó là:
+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của chị;
+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của mẹ.
Ngoài ra, theo như chị cho biết, người cha ngoại tình và đã có vợ con riêng bên ngoài. Trong trường hợp này, việc người cha ngoại tình chỉ có thể là căn cứ để tòa cho chị dành quyền nuôi con khi chị chứng minh được rằng vì người cha ngoại tình mà quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… của con không được bảo đảm.
Như vậy, để tiến hành thủ tục khởi kiện đòi quyền nuôi con, chị cần phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi mà chồng của chị đang cư trú. Chị có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa hoặc gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.
Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con chị, căn cứ vào những chứng cứ mà chị cung cấp, việc chị chứng minh được những điều kiện đã quy định như trên Tòa án sẽ căn cứ và quyết định việc giành quyền nuôi con của chị có được chấp thuận hay không.
6. Đòi lại quyền nuôi con do trước đây nhường quyền cho chồng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em tên T, em ly hôn được hơn 2 tháng. Con em đến nay cũng được 24 tháng tuổi. Lúc ly hôn do hoàn cảnh và điều kiện không cho phép nên em đã nhường quyền nuôi dưỡng con cho chồng. Cả hai vợ chồng đều đi làm xa nên để con ở với ông bà nội nuôi dưỡng, nhưng nay em muốn giành lại quyền nuôi dưỡng con. Em có thỏa thuận với chồng nhưng bên chồng không chịu. Bên gia đình chồng cũng không có điều gì là không thể nuôi dưỡng con. Giờ em muốn giành lại quyền nuôi dưỡng con không biết có được không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Theo như bạn trình bày, bạn và chồng bạn không thỏa thuận được về vấn đề ai nuôi con. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được chồng bạn không đảm bảo điều kiện nuôi con, đồng thời chứng minh bạn có đầy đủ điều kiện để nuôi con. Điều kiện nuôi con được xem xét dựa trên 02 điều kiện chính sau đây:
– Thứ nhất, điều kiện kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
– Thứ hai, điều kiện nhân thân: Nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có tiền án, tiền sự, có lối sống lành mạnh.
Nếu bạn đảm bảo được 02 điều kiện trên và chứng minh được chồng bạn không đảm bảo được 02 điều kiện trên thì bạn có quyền tranh chấp quyền nuôi con với chồng. Bạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Giấy khai sinh của con con.
– Chứng minh thư nhân dân của bạn (bản sao).
– Sổ hộ khẩu gia đình của bạn (bản sao).
Hồ sơ bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang sinh sống để yêu cầu Tòa án giải quyết.
7. Con 3 tuổi sau khi ly hôn, ai có quyền nuôi dưỡng trực tiếp?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh chị tôi đang làm thủ tục ly hôn vắng mặt, có 1 con nhỏ 3 tuổi. Con do ông bà bên nội nuôi. Vậy khi làm thủ tục ly hôn tôi cần những gì và con nhỏ do bên nào nuôi dưỡng. Xin cảm ơn luật sư. Hiện tại người vợ đang làm công nhân và người chồng đi xuất khẩu lao động bên Nga vào tháng 6/2016?
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc nuôi con và cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Bạn nêu anh chi bạn có một con nhỏ 3 tuổi nhưng không nói rõ là bé đã đủ 36 tháng tuổi hay chưa theo đó phải chia hai trường hợp:
– Nếu bé dưới 36 tháng tuổi: Ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điểu kiện nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác;
– Nếu bé từ đủ 36 tháng đến dưới 7 tuổi: Ưu tiên thỏa thuận của hai bố mẹ, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của bé và hai bên bố mẹ.
Như vậy, việc trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của hai anh chị bạn sẽ do hai vợ chồng anh chị bạn thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thỏa thuận được, ưu thế quyền nuôi con trong trường hợp của anh chị bạn nhiều khả năng Tòa án sẽ giao con cho mẹ nuôi vì ở thời điểm này, vì anh bạn đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài không có khả năng trực tiếp nuôi dưỡng con. Đối với việc cấp dưỡng cho con, ai không trực tiếp nuôi dưỡng sẽ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng do hai vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì dựa vào điều kiện thức tế của hai bên cũng như điều kiện phát triển của con, Tòa án sẽ đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp.
8. Cần chứng minh những gì để có thể có quyền nuôi con?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư và cho em hỏi, vợ chồng em sống với nhau 10 năm sinh được 1 cháu trai 6 tuổi, cháu gái 4 tuổi. Mới đây em biết vợ em ngoại tình khi em có đầy đủ bằng chứng về các cuộc điện thoại, video quan hệ giữa vợ em và người đàn ông đó. Em đã nói chuyện này với gia đình bên ngoại và có cả vợ em. Em đã cho vợ em tự nhận lỗi và sửa sai về nhà nuôi dạy 2 đứa con.
Nhưng về nhà vẫn còn tâm sự cùng người đó và còn xem lại video của mình tự quay, từ đó em quyết định ly hôn và mong muốn Luật tư vấn giúp em: Trong trường hợp như vậy thì quyền nuôi con thuộc về ai khi ra tòa ly hôn: Về sự nghiệp của em: 1. em hiện là 1 giáo viên biên chế được 18 năm; 2. tay nghề làm quảng cáo 20 năm; 3. một cửa hàng quảng cáo. Về sự nghiệp của vợ em: Trước khi lấy nhau 1. làm giầy da; 2. sau đó học trung cấp kế toán; 3. Khi lấy nhau ở nhà sinh con và quản lý cửa hàng giúp em; 4. có bệnh nhược cơ, bệnh khớp không làm việc được bàn giấy. Trong trường hợp như vậy khi ly hôn em có đầy đủ tư cách để nuôi 2 con của minh không? Rất mong nhận được sự hồi đáp sớm nhất, xin trân trọng cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Luật sư
Bạn thông tin: Hai vợ chồng bạn có hai con, một bé trai 6 tuổi, một bé gái 4 tuổi, như vậy cả hai bé đều đang nằm trong độ tuổi từ đủ 36 tháng đến dưới 7 tuổi. Theo quy định trích dẫn nuôi trên, quyền nuôi con sau khi ly hôn được ưu tiên để hai vợ chồng bạn thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, điều kiện khả năng về nuôi dưỡng, chăm sóc con của hai vợ chồng. Điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc con có thể có: Điều kiện về vật chất là khả năng tài chính, thu nhập thực tế, chỗ ở…; điều kiện phi vật chất là điều kiện chăm sóc, môi trường sống…
Những thông tin bạn đưa ra chỉ nói về điều kiện vật chất của hai vợ chồng và dường như đang nghiêng nhiều lợi thế về phía bạn. Tuy nhiên, như đã nêu điều kiện vật chất không phải là điều kiện duy nhất để làm căn cứ xác định về quyền nuôi con thuộc về ai mà phải được xem xét mọi mặt của hai vợ chồng và quyền lợi của con. Và, chỉ khi hai vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án ra quyết định giao con cho một bên nuôi trực tiếp. Theo đó, bạn cần trao đổi lại với vợ mình để thỏa thuận hoặc đánh giá toàn diện lại điều kiện của hai vợ chồng nuôi con sau ly hôn.