Quyền nộp đơn xin đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đăng ký nhãn hiệu.
Quyền nộp đơn xin đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó.
Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: nhóm đối tượng quyền sở hữu công nghiệp này có tính sang tạo là dặc trưng nổi bật. Chính bởi vậy, bên cạnh chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp pháp luật còn ghi nhận tác giả đã sang tạo ra chúng. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sang chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
Thứ nhất, tác giả đã tạo ra các đối tượng trên bằng công sức và chi phí của mình.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và trong trừng hợp có quy định khác của pháp luật.
Thứ ba, trong trường hợp các đối tượng trên được tạo ra trên cơ sở nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, kinh phí thì quyền đăng ký sẽ thuộc về nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho nhà nước thực hiện quyền đăng ký này. Nếu nhà nước chỉ góp một phần vốn hoặc ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu phát triển với các tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỉ lệ đóng góp thuộc về Nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Những chủ thể nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân, tổ chức khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản để thừa kế hay theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Quyền đăng ký nhãn hiệu
Với chức năng cơ bản là chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cho nên theo quy định của pháp luật những chủ thể sau có quyền đăng ký đối với nhãn hiệu:
Thứ nhất, những chủ thể tiến hành sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Thứ hai, những chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất phải thỏa mãn hai điều kiện.
Thứ ba, tổ chức, tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế nhãn hiệu tập thể.
Thứ tư, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính nguồn gốc hoặc tiêu chí khác có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.