Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của con người theo quy định của Bộ luật dân sự gồm những quyền như sau.
Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của con người theo quy định của Bộ luật dân sự
- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe thân thể. (Điều 32).
Đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể cho công dân là việc đương nhiên mà Nhà nước nào cũng cần thực hiện Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe…”.
+ Bảo đảm an toàn về tính mạng là bảo đảm duy trì sự sống tự nhiên của mỗi con người về mặt y học. Quyền sống là quyền cơ bản nhất của con người. Trong bản
+ Sức khỏe được coi là vốn quý nhất của con người, cá nhân có mạnh khỏe thì lao động mới đạt hiệu quả, xã hội mới phát triển. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe của cá nhân là Quyền của cá nhân được chăm sóc sức khỏe thường xuyên và quyền được khám, chữa bệnh.
Tính mạng và sức khỏe có mối quan hệ với nhau, khi một con người lâm vào tính trạng suy kiệt về sức khỏe thì dẫn đến nguy hiểm về tính mạng.
+ Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể của cá nhân là: Quyền của cá nhân được tự do về thân thể và được bảo đảm sự toàn vẹn của thân thể. Thân thể có vẹn toàn thì sức khỏe, tính mạng mới đợ bảo đảm. Quyền này thể hiện một góc độ nhất định của quyền tự do như: Điều 71 Hiến pháp:
“Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của
, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân…”; Tòa án nhân dân
việc chữa bệnh liên quan đến cơ thể người phải có sựu đồng ý của người đó hoặc của người đại diện…
Tính mạng, sức khỏe thân, thân thể là những yếu tố quyết định sự sống còn, sự tồn tại của con người, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sống, chất lượng cuộc sống của mỗi con người. Chính vì vậy, việc bảo đảm an toàn về tiinhs mạng, sức khỏe, thân thể là vấn đề vô cùng quan trọng. Nhà nước ta với bản chất là Nhà nước do dân vì dân luôn tạo mọi điều kiện để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho nhân dân: bảo vệ môi trường sống; xây dựng bệnh viện, đầu tư thiết bị y tế, khuyến khích nghiên cứu y học…Nhà nước còn trừng phạt những kẻ có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe thân thể của người khác, kẻ không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy kịch bằng những quy định trong “Bộ luật hình sự 2015”. Pháp luật coi những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi nghiêm trọng nên được quy định ở nhóm tội đầu tiên trong Bộ luật hình sự.
- Đối với các Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34).
Các quyền này được cụ thể hóa ở Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006. Ba quyền trên có mối trương quan với nhau, có người hiến thì cũng có người được nhận. Đây là quyền thể hiện ý chí của con người khi còn sống đối với cơ thể mình. Mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự quyết định đối với đối với thân thể của mình, không ai có quyền can thiệp hay ngăn cản.
+ Đối với các quyền quy định tại Điều 33
“Cá nhân có quyền được hiến bộ phận của cơ thể của mình…”
và Điều 34:
“Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết”
mục đích chủ yếu của viêc thực hiện quyền này không phải đem lại lợi ích cho chủ thể như đại đa số các quyền nhân thân khác mà đem lại lợi ích cho người khác, cho xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khi thực hiện các quyền này phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Nguyên tắc phi thương mại.
- Hiến bộ phận cơ thể vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
- Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của người hiến.
- Các điều kiện về chủ thể: người hiến xác phải trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Ngoài ra người hiến phải tuân thủ đúng thủ tục theo quy định của pháp luật
+ Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35) “Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.”
Như vậy mục đích duy nhất của người nhận là để chữa bệnh cho cơ thể mình. Các quyền này có ý nghĩa thực tiễn và nhân đạo rất lớn: mở ra cơ hội sống cho người bệnh, ý học phát triển.
- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36).
“Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy dịnh của pháp luật.”
Như vậy, BLDS chỉ quy định quyền xác định lại giới tính chứ không quy định Quyền thay đổi giới tính. Quy định này tạo điều kiện cho người vì lý do tự nhiên học bị trục trặc về giới tính nên được xác định đúng giới tính thật của mình. Mặt khác, hạn chế tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thay đổi giới tính.
Tuy nhiên, xung quanh việc xác định lại giới tính, thay đổi giới tính thì các vấn đề liên quan đến sự cá biệt hóa cá nhân được xử lý như thế nào?