Quyền lợi về mức lương và phụ cấp cho lao động làm dông việc ttheo hợp đồng 68? Thời hạn của hợp đồng lao động 68? Quy định về mã ngạch của hợp đồng lao động theo Nghị định 68? Lao động theo hợp đồng 68 có được phụ cấp kiêm nhiệm không?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quyền lợi mức lương, phụ cấp, thời hạn, mã ngạch hợp đồng 68 theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Khi đi làm việc thì bất cứ người lao động nào cũng đều quan tâm đến các chế độ mà mình nhận được khi công sức mình bỏ ra, cũng như các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại phụ cấp khác. Tuy nhiên, đối với những người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì có khác gì không? cách tính lương như thế nào? có phải ký kết hợp đồng lao động hay không? Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ nêu một số chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật để người lao động bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm.
Hợp đồng lao động là một trong những hình thức giao kết hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức với người sử dụng lao động về các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, thời gian địa điểm làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
Theo quy định của Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì hiện nay những người làm việc theo chế độ hợp đồng trong các cơ quan của nhà nước thông thường sẽ bao gồm một số công việc như là các công việc thừa hành, lái xe cho các lãnh đạo thực hiện công vụ, bảo vệ trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập từ địa phương đến trung ương, công việc vệ sinh, các công việc trông giữ xe của khách đến làm việc với cơ quan, tổ chức và phương tiện của cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc, công việc bảo trì, duy tu các thiết bị điện, máy móc, phương tiện đi lại phục vụ cho việc thực hiện vụ, các hệ thống cấp thoát nước ở đơn vị sự nghiệp, phòng cháy chữa cháy và phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.
Mục lục bài viết
1. Quyền lợi về mức lương và phụ cấp cho lao động làm dông việc ttheo hợp đồng 68
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động theo chế độ 68 thì người lao động vẫn được các chế độ và các quyền lợi trong biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước , đơn vị sự nghiệp công lập như nâng bậc lương thường xuyên, nếu đáp ứng đủ các điều kiện như có thành tích xuất sắc và không vi phạm kỷ luật thì sẽ được nâng bậc lương trước hạn và được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, những người ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được xem là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Do đó các chế độ về tiền lương của người ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
Theo quy định của Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì tiền lương là một khoản tiền mà cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trả cho lao động ký kết hợp đồng để thực hiện các công việc mà các bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng.
Tiền lương để dùng chi trả cho người lao động phải bao gồm các khoản lương tính theo khối lượng hoặc số lượng công việc, theo ngạch, bậc chức danh, các chế độ chính sách cũng cấp cùng các khoản phụ cấp lương, phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi nghề và các khoản bổ sung khác theo quy định.
Khi đơn vị sự nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước trả lương cho người lao động thì phải tuân thủ pháp luật lao động là không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu mặt bằng chung do chính phủ quy định để đảm bảo cho người lao động có thể có đủ thu nhập trang trại cuộc sống khi thực hiện công việc.
Mức lương cụ thể sẽ căn cứ chức danh, ngạch bậc hoặc chất lượng và khối lượng công việc trong điều kiện lao động bình thường hoăc theo vị trí việc làm hoặc trình độ chuyên môn theo quy định ví dụ như đối với công việc lái xe cơ quan thì có mức lương theo công việc có 12 bậc từ 2.05 đến 4.03, còn đối với mức lương của bảo vệ cơ quan thì có mức lương là 1.50 đến 3.48 và đối với nhân viên phục vụ thì có hệ số lương từ 1 đến 2.98 và các công việc khác sẽ theo vị trí công việc và mã ngạch theo quy định khi xếp lương.
Ngoài ra đối với hợp đồng 68 thì sẽ được hưởng các chế độ nâng bậc lương thường xuyên theo quy định và sẽ được tăng lương hoặc điều chỉnh mức lương khi mức lương tối thiểu tăng hoặc nhà nước thực hiện điều chỉnh chính sâch tiền lương, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị kể cả được cử đi nước ngoài cũng được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức,…Trong quá trình làm việc thì sẽ được tham gia các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
Theo quy định trên, tiền lương, phụ cấp cũng như các khoản bổ sung khác được trả cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động 68
Theo quy đinh của pháp luật thì thời hạn của hợp đồng lao động và hình thức xử lý kỷ luật theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được áp dụng theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và theo nội quy của cơ quan, tổ chức nơi người lao động đó làm việc.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì khi giao kết hợp đồng thì có hai loại hợp đồng mà tùy theo nhu cầu của công việc thì có thể lựa chọn ký kết một trong những loại hợp đồng như sau:
+
+
3. Quy định về mã ngạch của hợp đồng lao động theo Nghị định 68
Theo quy định tại Nghị định 78/2004/NĐ-CP ban hành về danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức theo quy định như sau:
+ Đối với công việc lái xe cho cơ quan, đơn vị sự nghiệp có mã ngạch là 01.010
+ Đối với nhân viên bảo vệ có mã ngạch 01.011
+ Mã ngạch 01.009 là mã ngạch của nhân viên phục vụ
+ Kỹ thuật viên đánh máy có mã ngạch là 01.006
+ Nhân viên kỹ thuật có mã ngành 01.007
+ Mã ngành của nhân viên văn thư của 01.008
Tuy nhiên, các mã ngạch này đã bị bãi bỏ bởi Thông tư 11/2014/TT-BNV thì chỉ quy định đối với tất cả các công chức đang giữ ngạch đó sẽ chuyển sang ngạch nhân viên có mã ngạch là 01.005 không có quy định đối với mã ngạch của những người lao động theo hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Do đó, hầu như các chế độ của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng 68 không có gì khác cũng tương tự như một biên chế được hưởng lương từ ngân sách của nhà nước và được bảo vệ theo quy định của Bộ luật lao động.
4. Lao động theo hợp đồng 68 có được phụ cấp kiêm nhiệm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Đơn vị tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, hiện nay, thủ quỹ của đơn vị đang nghỉ chế độ thai sản, cho nên nhân viên tạp vụ, lễ tân ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được chỉ định kiêm nhiệm chức vụ thủ quỹ của đơn vị. Xin hỏi, nhân viên hợp đồng đó có được trả lương kiêm nhiệm không? Mức lương kiêm nhiệm được trả là bao nhiêu? Cần những thủ tục gì để nhân viên đó được hưởng mức lương kiêm nhiệm đó (nếu có)?
Luật sư tư vấn:
Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, những người ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được xem là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Do đó các chế độ về tiền lương của người ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
Tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo quy định trên, tiền lương, phụ cấp cũng như các khoản bổ sung khác được trả cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau.
Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài:1900.6568
Như vậy nếu trong hợp đồng lao động giữa đơn vị hành chính sự nghiệp và nhân viên tạp vụ, lễ tân đó có nội dung ghi nhận trường hợp nhân viên đó làm thêm công việc khác được trả lương kiêm nhiệm thì nhân viên tạp vụ, lễ tân đó được trả lương kiêm nhiệm khi kiêm nhiệm chức vụ thủ quỹ của đơn vị trong thời gian thủ quỹ của đơn vị nghỉ chế độ thai sản và mức lương kiêm nhiệm cũng như thủ tục để được hưởng lương kiêm nhiệm được trả theo mức lương được giao kết trong hợp đồng lao động.
Nếu trong hợp đồng lao động chưa ghi nhận điều này mà người lao động muốn kiêm nhiệm thêm công việc thì hai bên có thể thỏa thuận thêm về tiền lương cho công việc kiêm nhiệm này.