Quyền lợi khi nhận khoán đất gây trồng rừng theo Chương trình 327. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng khi trồng rừng sản xuất.
Quyền lợi khi nhận khoán đất gây trồng rừng theo Chương trình 327. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng khi trồng rừng sản xuất.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi một việc như sau: Vào năm 1997, tôi có ký hợp đồng nhận khoán cây trồng rừng theo chương trình 327 với Lâm trường Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Hợp đồng có thời hạn 50 năm. Cây trồng chủ yếu là cây Dầu, Sao (nhưng hiện nay còn lại đa số là cây Dầu). Ở xã tôi cũng có nhiều người nhận khoán giống như tôi, tổng diện tích của các hộ nhận khoán khoản trên 30ha. Đến tháng 6/2017 vừa rồi, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa có quyết định cho thanh lý sớm hợp đồng trước thời hạn và giao cho Ban quản lý rừng Hòn bà (trước đây là Lâm trường Diên Khánh) khai thác, giá trị khai thác cây Dầu đều nộp vào ngân sách, người dân chúng tôi không được hưởng đồng nào, chỉ được giao lại đất để trồng rừng sản xuất (trồng cây Keo). Đa số người dân tham gia trồng rừng theo dự án trên không đồng ý và kiến nghị các cấp xem xét hỗ trợ để người dân có điều kiện trồng lại rừng (hiện diện tích trồng rừng 327 trên được quy hoạch là rừng trồng), nhưng không được xem xét, đại diện đơn vị khai thác còn trả lời nếu ai không cho khai thác sẽ kiến nghị tỉnh kéo dài thời hạn 50 năm theo hợp đồng. Hiện chúng tôi đang rất cần đất để trồng rừng sản xuất, Chúng tôi cúng được biết vừa rồi Thủ Tướng Chính phủ có ban hành quyết định số 38 năm 2016 về chính sách cho người trồng rừng sản xuất, trong đó khoản 4, Điều 8 có nói đến quyền lợi của người trồng rừng 327 trước đây khi diện tích được quy hoạch là rừng sản xuất. Vậy xin hỏi Luật Sư chúng tôi có được hưởng gì khi khai thác rừng dầu như đã nêu trên. Xin cảm ơn Luật Sư!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
–
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày thì năm 1997, gia đình bạn được ký hợp đồng nhân khoán cây rừng theo chương trình 327 và thời hạn giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. Điều này có nghĩa gia đình bạn là người có quyền sử dụng đối với đất rừng đó. Bên cạnh đó, theo khoản 4, Điều 8 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg thì đối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây nay quy hoạch là rừng sản xuất thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực hiện như sau:
– Chủ hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Khi khai thác sản phẩm rừng trồng, chủ rừng phải nộp cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của xã và Quỹ bảo vệ phát triển rừng thôn, bản, số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
>>> Luật sư tư vấn về quyền lợi khi nhận khoán đất gây trồng rừng: 1900.6568
+ Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng (bên nhận khoán) nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán. Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.
+ Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 5 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.
Như vậy, theo quy định trên thì gia đình bạn được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng cây Dầu, Sao. Và khi khai thác sản phẩm rừng thì gia đình bạn sẽ phải nộp cho bên giao khoán số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%. Việc Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa có quyết định cho thanh lý sớm hợp đồng trước thời hạn và giao cho Ban quản lý rừng Hòn Bà khai thác, giá trị khai thác cây Dầu đều nộp vào ngân sách là trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, gia đình bạn có quyền làm đơn khiếu nại về Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa để được xem xét, giải quyết.