Pháp luật Việt Nam về quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Ngay khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập năm 1930, mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn và nhiệm vụ lớn nhất lúc đó là giành được chính quyền nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho trẻ em mối quan tâm lớn. Trong Chương trình Việt Minh, với tư cách là một cương lĩnh vận động cách mạng, Đảng đã xác định chính sách của Việt Minh với học sinh là “bỏ học phí, mở thêm trường học, giúp đỡ học trò nghèo”.
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Hiến pháp năm 1946), quyền học tập của trẻ em đã được ghi nhận “…trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng”; “Nhà nước thực hiện nền sơ học cưỡng bức và không học phi, học trò nghèo được Chính phủ giúp đỡ”
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 xác định rõ “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Điều 61 Hiến pháp 2013 cũng nêu rằng: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, không thu học phi; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.”
Những quy định kể trên được cụ thể hóa trong các Luật Giáo dục Tiểu học năm 1991 và sau này là
Bên cạnh các quy định trên, Hiến pháp 2013, Luật Giáo dục Tiểu học năm 1991, Luật Giáo dục năm 2019, Luật Trẻ em năm 2016 và một số văn bản pháp luật khác còn quy định cụ thể thể trách nhiệm, cơ chế bảo đảm quyền được học tập của trẻ em, cũng như việc xử lý những vi phạm quyền này, trong đó có hành vi cản trở việc học tập của trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 quy định rằng “trẻ em có quyền được giáo dục”, “trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục”. Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ, đảm bảo mọi trẻ em được đi học, có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo… được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập… và có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
Luật Giáo dục năm 2019, Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trẻ em, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, cũng quy định trách nhiệm của nhà ước trong việc ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người học là người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Trong đó, có thể bao gồm thực hiện giáo dục hòa nhập cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người học là người khuyết tật, chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học có hoàn cảnh đặc biệt.
Luật người khuyết tật năm 2010 và những nghị định, thông tư liên quan như
Pháp luật nước ta cũng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc đảm bảo quyền được giáo dục của trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.
Bên cạnh những quy định về quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trách nhiệm của các bên liên quan, pháp luật Việt Nam cũng quy định những chế tài xử lý các hành vi vi phạm quyền được giáo dục của trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Cụ thể, theo quy định tại các điều 13, 14 và 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, những hành vi sau đây có thể bị phạt tiền:
Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;
Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;
- Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;
Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
- Cản trở quyền học tập của người khuyết tật;
Không thực hiện miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác theo quy định của pháp luật về giáo dục;
Không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở giáo dục;
Cản trở việc đi học của trẻ em;
Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã tương đối tiệm cận với pháp luật quốc tế về quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tuy nhiên, vẫn cần lực hơn nữa của chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan.