Quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015? Mối quan hệ với các quyền nhân thân khác?
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân cơ bản của con người. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được ghi nhận không chỉ trong pháp luật Việt Nam mà còn được pháp luật thế giới thừa nhận.
1. Khái quát Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân cơ bản của con người. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được ghi nhận trong tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 tại điều 12
“Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…”
Và quyền nhân thân này cũng được quy định trong công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966:
“Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”
Để đảm bảo quyền này được thực hiện trên thực tế, pháp luật Việt Nam đã sớm có quy định về quyền này.
“Công dân có quyền tự được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” (Điều 70).
Đến Hiến pháp năm 1992 lại tiếp tục ghi nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân tại Điều 71:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
Sau đó, Điều 20
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Như vậy quyền được bảo về danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền hiến định và đã được quy định tại Điều 34
Mặc dù vậy, theo quan niệm thông thường của xã hội có thể hiểu các thuật ngữ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:
Danh dự: Là một phạm trù mang tính chất xã hội nhằm cụ thể hóa và phân biệt giữa chủ thể này và chủ thể khác của các quan hệ pháp luật dân sự, là sự đánh giá xã hội đối với một người, một tổ chức cụ thể. Danh dự là yếu tố luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và là một trong những yếu tố để khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của chủ thể đó trong xã hội.
Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.
Nhân phẩm: Là phẩm chất, là giá trị của con người, là một yếu tố nhân thân gắn liền với một con người nhất định và được pháp luật bảo vệ.
Uy tín: Uy tín là giá trị về mặt đạo đức, tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục, tôn kính và tự nguyện nghe theo.
Uy tín, của một tổ chức là những giá trị tốt đẹp của tổ chức đó đạt được trong hoạt động thực tiễn và được mọi người công nhận.Uy tín không phải làm một giá trị tự thân – tự nhiên mà có, nó được tạo ra qua một thời gian nhất định bằng khả năng, kinh nghiệm, đạo đức … của người đó.
Bên cạnh việc ghi nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, pháp luật còn có những quy định cụ thể để nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín. Theo đó, khi danh dự nhân phẩm uy tín của một cá nhân, danh dự uy tín của một pháp nhân bị xâm phạm, pháp luật sẽ buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân hay tổ chức đã bị xâm phạm. Theo đó thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (được quy định tại
2. Mối quan hệ giữa quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc nhóm quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội. Đây là quyền nhân thân cơ bản của con người. Giữa quyền này với các quyền nhân thân khác có mối quan hệ khá mật thiết thể hiện ở chỗ nếu các quyền nhân thân bị xâm phạm sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Việc thực hiện đúng nội dung các quyền nhân thân khác cũng đồng thời thực hiện quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác, nhóm sẽ phân tích sự ảnh hưởng giữa một số quyền nhân thân cụ thể với quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:
Trong mối quan hệ với Quyền bí mật đời tư: có thể thấy quyền bí mật đời tư và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi quyền bí mật đời tư bị xâm phạm, kéo theo đó là quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng bị xâm phạm theo.
Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo đảm bằng những biện pháp được pháp luật thừa nhận. Phần nhiều trường hợp các cá nhân cho rằng bản thân đã bị xâm phạm quyền bí mật đời tư đều là trường hợp những thông tin liên quan trực tiếp đến cá nhân là những thông tin mà cá nhân không mong muốn bị nhiều người bàn tán hay công khai trên diện rộng cho nhiều người biết bởi thông tin đó thường mang tính chất tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá nhân bị xâm phạm và sự ảnh hưởng này có thể trực tiếp tác động tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị xâm phạm.
Khi đó, hành vi xâm phạm bí mật đời tư cũng đã kéo theo hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Nhìn mối quan hệ này dưới góc độ tương hỗ lẫn nhau. Bảo vệ được bí mật đời tư là được coi là tấm lá chắn nhằm chống lại sự xâm phạm đến cuộc sống riêng tư, trong đó có sự chống lại việc xâm hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm. Ngược lại, để đạt được mục đích bảo vệ được danh dự, uy tín, nhân phẩm thì trong những trường hợp nhất định là không được xâm hại đến đời sống riêng tư của một cá nhân cụ thể.
Trong mối quan hệ với quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình:
Trong mối quan hệ với Quyền bình đẳng của vợ, chồng: Vốn trải qua một thời kỳ phong kiến tương đối dài trong lịch sử, nên từ xưa trong cuộc sống hôn nhân, xã hội Việt Nam vẫn có quan niệm người phụ nữ khi đã kết hôn thì phải “Xuất giá tòng phu”, người vợ phải phục tùng chồng tuyệt đối, và khi bị chồng ngược đãi người vợ thường không được bảo vệ bởi coi đó là lẽ tự nhiên ở đời. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, mặc dù hai bên đã xác lập quan hệ vợ chồng nhưng vẫn phải có nghĩa vụ tôn trọng nhau, yêu thương lẫn nhau và bình đẳng với nhau, việc xác lập quan hệ vợ chồng không có nghĩa là một bên hoàn toàn có quyền áp đặt đối với bên kia cũng như chà đạp hay xúc phạm đến bên kia.
Một khi sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng đã bị phá vỡ thì kéo theo đó là sự tôn trọng nhau cũng không còn, danh dự nhân phẩm của bên yếu thế hơn có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào, cuộc sống gia đình khi đó luôn ngột ngạt không khác gì “địa ngục”. Chính vì vậy mà bình đẳng trong trong quan hệ vợ chồng, tôn trọng danh dự nhân phẩm uy tín của nhau mới là nền tảng vững chắc cho cuộc sống gia đình hạnh phúc được đảm bảo.
Trong mối quan hệ với Quyền của cá nhân đối với hình ảnh: Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Thông thường hình ảnh của cá nhân được công khai theo ý chí của người có hình ảnh. Hình ảnh cá nhân là một yếu tố gắn liền với danh dự, nhân phẩm, uy tín, nó là một trong những yếu tố để nhận diện xác định danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vì vậy, quyền đối với hình ảnh của cá nhân có liên hệ mật thiết với quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Sự liên hệ đó thể hiện ở chỗ hình ảnh của cá nhân có thể làm tăng hoặc có thể làm giảm sút, ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Nếu như hình ảnh của một cá nhân mỗi khi xuất hiện trước công chúng thông qua phương tiện thông tin mà phản ánh chân thực những thành công trong cuộc sống, sự nghiệp… thì cá nhân đó ngày càng tạo được tiếng tăm tước mọi người. Điều này sẽ làm tăng giá trị danh dự, nhân phẩm, uy tín của chín bản thân người đó.
Thực tế hiện nay việc sử dụng hình ảnh cá nhân như đem hình của một người phát tán trên mạng sau khi đã có sự cắt xén hình ảnh hoặc đưa ảnh kèm theo nội dung không lành mạnh nhằm bôi xấu danh dự của một người hay phát tán hình ảnh “nhạy cảm” cá nhân… có thể thấy cách thức sử dụng hình ảnh của cá nhân để xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người dễ dàng thực hiện khi có sự trợ giúp của phương tiện thông tin hiện đại. Do vậy, việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh sẽ góp phần hạn chế hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể.
“ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
Mối quan hệ thể hiện ở hai góc độ, một là, thông qua việc sử dụng hình ảnh của cá nhân để xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm (ví dụ: đăng hình ảnh phản cảm của cá nhân, đăng hình ảnh chuyện quan hệ riêng tư của cá nhân anh A hoặc chị B…làm hạ thấp, bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của những người này); hai là, trực tiếp xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân mà dẫn đến việc xâm phẩm danh dự, uy tín, nhân phẩm (Ví dụ: giao bán những bức ảnh khoả thân nghệ thuật của cá nhân chị D mà đã có cam kết không được giao bán trước khi chụp. Việc giao bán này làm phát tán hình ảnh khoả thân của chi D, từ đó làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, công việc của chị D; hoặc công ty truyền thông có ký hợp đồng được toàn quyền sử dụng hình ảnh của một ca sỹ trong quá trình chụp hình, quay video trong một tác phẩm âm nhạc; sau đó lại bán những hình ảnh này mà không có sự đồng ý của cô ca sỹ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín trong nghề của cô ca sỹ này…).
Trong mối liên hệ giữa quyền đối quyền nhân thân đối với họ và tên: Quyền đối với họ và tên được quy định tại Điều 27, 28 của
Mối liên hệ ở đây chính là việc xâm phạm đến quyền bảo vệ danh dự, uy tín nhân phẩm thường thông qua việc xâm phạm đến quyền nhân thân đối với họ và tên. Trong nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến họ và tên sẽ dẫn đến xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm. Ví dụ: Ông A vì sự bất hoà của hai gia đình nên cứ mang tên tục của bố ông B ra mắng chửi thậm tệ, làm xúc phạm và làm nhục đến danh dự của ông B là hàng xóm. Nhiều trường hợp khác thì thông qua việc sử dụng họ tên của một người để làm điều không tốt, gây dư luận xấu trong xã hội từ đó làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của ho. Ví dụ: dùng tên một người để gửi thư nặc danh mang nội dung xấu trong cơ quan; dùng tên một người để viết bài báo sai sự thật hoặc có nội dung không tốt mà được đăng và làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng của người đó.
Như vậy, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc nhóm quyền liên quan đến giá trị của con người trong xã hội nói riêng và trong tổng thể các quyền nhân thân nói chung. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho các quyền nhân thân khác và cùng với các quyền nhân thân khác bảo về toàn diện các mặt của đời sống con người.