Quy định về quyền đòi lại tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật dân sự năm 2005? Các điều kiện kiện đòi lại tài sản?
Pháp luật luôn được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý xã hội hay trong việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể đối với tài sản. Vấn đề quyền sở hữu luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà luật học mà còn của toàn người dân trong xã hội. Hiện nay, những quy định chung về quyền sở hữu trong các văn bản pháp luật đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở quan trọng mang tính định hướng cho các quan hệ kinh tế, các quan hệ dân sự trong đời sống. Quyền đòi lại tài sản là một chế định có ý nghĩa to lớn để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Bài viết dưới đây
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về quyền đòi lại tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật dân sự năm 2005 :
Theo Điều 166
“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó”.
Như vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền buộc các chủ thể là người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 166
Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền đối với tài sản đó theo quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015. Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu nhưng cũng đồng thời bảo vệ các chủ thể có một số quyền đối với tài sản của chủ sở hữu như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng hay quyền đối với bất động sản liền kề. Chính bởi vì thế mà chủ sở hữu tài sản không thể đòi lại tài sản trong trường hợp này.
Ta nhận thấy, Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời đã bỏ đi những điều kiện cụ thể khi cho phép chủ sở hữu đòi lại tài sản từ chủ thể đang có quyền khác trong mọi trường hợp thay vì bị hạn chế như ở luật cũ, điều này đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của chủ sở hữu của tài sản so với quy định của
Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình:
– Đối với động sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc bất động sản thì Điều 258
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản phải đăng kí quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa ”
– Tại Bộ luật dân sự năm 2015, quy định này đã được sửa đổi như sau:
“Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.”
Theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Vậy, ta nhận thấy, trong Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm quy định đối với trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản từ giao dịch dân sự được coi là vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi của họ trước pháp luật.
Việc một người có được tài sản thông qua việc mua đấu giá hoặc giao dịch với người đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là chủ sở hữu của tài sản là trường hợp mà người ngay tình hoàn toàn không có lỗi họ sẽ được pháp luật bảo vệ bởi vì: trước lúc tài sản được đưa đấu giá thì sẽ có một khoảng thời gian để nơi bán đấu giá giới thiệu về sản phẩm hoặc liên tục công khai về tài sản đó; chính vì vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không thể đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình mà chỉ có thể áp dụng phương thức kiện khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình như kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
Để đáp ứng nhu cầu trả lại tài sản cho nguyên đơn phụ thuộc căn bản vào tính chất của việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật của bị đơn. Do đó, người ta phân biệt việc chiếm hữu này thành hai dạng: Đó là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
– Theo Điều 189 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nội dung như sau:
Các chủ thể là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
Và ngược lại được coi là không ngay tình đối với người chiếm hữu tài sản của người khác phải biết hoặc buộc phải biết sự chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Có thể thấy việc chiếm hữu tài sản như vậy bao hàm hai yếu tố cụ thể sau đây:
+ Thứ nhất: Yếu tố khách quan: mọi sự chiếm hữu tài sản mà không phù hợp với quy định của điều 183 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
3. Người được giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định ”
Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì đều bị coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, bất luận người chiếm hữu đó biết hay không biết các quy định trên hay không. Khái niệm này được thắt chặt tại quy định tài khoản 2 Điều 165 của
“Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật”.
+ Thứ hai: Yếu tố chủ quan: thể hiện ở thái độ, ý thức và mức độ hiểu biết pháp luật của người chiếm hữu tài sản của người khác.
Việc phân biệt chiếm hữu thành hai loại như vậy không chỉ làm cơ sở để đáp ứng hay không yêu cầu lấy lại vật của nguyên đơn mà còn để giải quyết các hậu quả liên quan.
2. Các điều kiện kiện đòi lại tài sản:
Điều 166, 167, 168 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định trong việc kiện đòi lại tài sản thì chủ sở hữu được lấy lại tài sản khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
– Tài sản rời khỏi chủ sở hữu hay rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ hoặc theo ý chí của họ như người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù.
– Các chủ thể là đối tương thực tế đang chiếm giữ tài sản là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
– Tài sản hiện đang còn trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản đó.
– Tài sản không còn là bất động sản hoặc động sản in phải đăng ký quyền trường hợp khác do pháp luật Việt Nam quy định.
Việc kiện đòi lại tài sản có những yêu cầu cụ thể như sau:
– Thứ nhất là về nguyên đơn:
+ Các chủ thể là người kiện đòi lại tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản đó được xác lập theo những căn cứ do Bộ luật dân sự năm 2015 quy định và chủ sở hữu cũng cần có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với tài sản cũng có thể là người có quyền khác đối với tài sản thông qua những căn cứ xác lập quyền được pháp luật quy định cụ thể.
+ Các chủ thể là chủ sở hữu cần phải chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với tài sản đang bị bị đơn chiếm giữa bất hợp pháp.
Cần lưu ý rằng chủ thể ở đây có thể là bất kì ai, là cá nhân hoặc tổ chức là người có thể chứng được mình có quyền sở hữu hay có quyền khác đối với tài sản đang bị bị đơn chiếm hữu bất hợp pháp theo đúng quy định pháp luật. Các chủ thể là người chiếm hữu không ngay tình và không có căn cứ pháp luật sẽ trả phải lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người có quyền khác đối với tài sản đó.
– Thứ hai đối với bị đơn:
+ Các chủ thể là người bị kiện, có thể là người đang thực tế chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình như các tài sản do hành vi trộm cắp, cướp, lừa đảo mà có hay biết tài sản đó là của gian mà vẫn mua, hoặc nhặt được tài sản do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đánh rơi, bỏ quên,… nhưng các chủ thể này lại không giao nộp cho cơ quan chức năng.
+ Đối với trường hợp người sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật không ngay tình nhưng đã giao tài sản cho người thứ ba thì người thứ ba cũng có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu hoàn trả.
Hay nói chung lại khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ thì người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó đều phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 581 Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Đối với trường hợp khi bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình mà tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu như thông qua một giao dịch có đền bù và theo ý chí của người chiếm hữu, thì chủ sở hữu sẽ không có quyền đòi lại tài sản người đang thực tế chiếm giữ mà sẽ kiện người mình đã chuyển giao tài sản theo hợp đồng vì đây là trách nhiệm theo hợp đồng đã ký trước đó giữa các bên.
+ Trong trường hợp khi bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu đòi lại tài sản. Bởi vì đối với những tài sản này người mua chỉ có quyền sở hữu khi sang tên đăng ký chuyển quyền sở hữu từ người chủ sở hữu.
+ Còn trong trường hợp các chủ thể là người chiếm hữu không ngay tình thông qua giao dịch với người chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc mua bán thông qua bán đấu giá thi hành án nhưng sau đó những căn cứ trên không còn thì các chủ thể là người chiếm hữu ngay tình có quyền sở hữu những tài sản mà mình đã mua theo đúng quy định pháp luật hiện hành trong hệ thống pháp luật Việt Nam.