Quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng. Giải quyết tranh chấp đất đai, phân chia tài thừa kế.
Quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng. Giải quyết tranh chấp đất đai, phân chia tài thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ Luật sư cho em hỏi. Gia đình em hiện đang có việc tranh chấp tài sản. Ba em nay 80 tuổi rồi. Đất rẫy, đất nhà thì chia cho các con ai cũng có hết rồi. Các con trai thì bỏ mặc nên ở 1 mình ở 1 căn nhà riêng do ba em đứng tên. Hiện tại ba em còn đứng tên riêng 1 mảnh đất. Do mẹ em mới mất nay 1 năm rồi. Ba ở 1 mình không ai chăm sóc nên định bán mảnh đất ấy để dời chỗ ở khác gần nhà 1 người con gái để tiện chăm sóc khi về già. Nhưng Ba rất lo là nếu bán đất thì phải có sự đồng ý của các con nếu bắt các con ký tên thì phải chia lại tài sản cho các con nữa. Vậy Luật sư cho e hỏi là ba em có thể tự mình bán đất mà không có sự đồng ý của các con được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
"Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Như vậy, người sử dụng đất là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có toàn quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013 nêu trên. Trong trường hợp mảnh đất mà bố bạn muốn bán là mảnh đất đứng tên một mình bố bạn, mẹ bạn đã mất và mảnh đất này là tài sản riêng của bố bạn và không phải tài sản chung trong thời kì hôn nhân với mẹ bạn thì bố bạn có toàn quyền chiếm hữu định đoạt, sử dụng đối với mảnh đất này. Khi chuyển nhượng hay tặng cho cũng không cần có sự đồng ý của các con.
Tuy nhiên nếu mảnh đất này mặc dù đứng tên một mình bố bạn nhưng là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân với mẹ bạn thì mảnh đất này được coi là tài sản chung của hai vợ chồng. Hiện mẹ bạn đã mất thì một nửa mảnh đất này là di sản thừa kế của mẹ bạn. Nếu mẹ bạn không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế của mẹ bạn được chia thừa kế theo pháp luật. Thì khi đó, những người con của bố bạn cũng có quyền đối với mảnh đất này vì họ là người thừa kế hợp pháp của mẹ bạn. Trong trường hợp này, khi chuyển nhượng cần bố bạn cần có sự đồng ý của các con.