Quyền dân sự là một trong những quyền hiến định đã được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nước Việt Nam bảo vệ. Vậy quyền dân sự là gì? Các căn cứ xác lập Quyền dân sự theo Bộ luật Dân sự như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về loại quyền này.
1. Quyền dân sự là gì?
Điều 2 Bộ luật Dân sự có quy định về quyền dân sự như sau: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, quyền dân sự là quyền của chủ thể được pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó, các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, quyền dân sự là quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham gia, quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm.
Quyền dân sự tiếng anh là “Civil rights”.
2. Quy định về quyền dân sự theo Bộ luật Dân sự:
Một số quyền dân sự đã được ghi nhận tại Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Đây là văn kiện quan trọng cùng với Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) được gọi chung là Bộ luật quốc tế về quyền con người. Theo đó, Công ước trên đã ghi nhận quyền dân sự bao gồm các quyền sau: Quyền sống; Quyền không bị tra tấn; Quyền tự do và an toàn cá nhân (còn được gọi là quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện); Quyền tự do không bị buộc làm nô lệ hay nô dịch; Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do; Cấm phạt tù vì nghĩa vụ dân sự; Quyền tự do đi lại và cư trú; Quyền về thủ tục khi bị trục xuất; Quyền về xét xử công bằng; Quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật; Cấm áp dụng luật hồi tố; Quyền bảo vệ sự riêng tư; Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; Quyền tự do biểu đạt; Bảo vệ gia đình; Bảo vệ trẻ em.
2.1. Nguyên tắc thực hiện quyền dân sự:
Quyền dân sự là một trong các quyền cơ bản của con người nên các quyền dân sự sẽ được pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, quyền dân sự có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định của pháp luật. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ nguyên tắc trên,
2.2. Căn cứ xác lập quyền dân sự:
Theo quy định tại Điều 8
“Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Quyết định của
4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
5. Chiếm hữu tài sản.
6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
9. Căn cứ khác do pháp luật quy định.”
Có thể thấy, theo quy định có 08 căn cứ xác lập quyền dân sự và cũng chính bởi mang tính liệt kê nên để phòng trường hợp có thể xuất hiện các căn cứ khác chưa được liệt kê thì tại Khoản 9 điều luật đã quy định “Căn cứ khác do pháp luật quy định”. Quy định phòng hờ này nhằm giải quyết trường hợp nếu thực tiễn xảy ra hoặc có căn cứ khác do văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định mà các khoản có đề cập cụ thể khác tại Điều 8
– Hợp đồng: Là sự thỏa thuận của các chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền dân sự. Có thể nói, đây là loại căn cứ xác lập quyền dân sự phát sinh nhiều nhất và phổ biến nhất trên thực tế.
– Hành vi pháp lý đơn phương: Là sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền về dân sự, đây là đặc điểm này là điểm phân biệt giữa hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng.
– Quyết định của Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật: Đây là quyền năng được Nhà nước cho phép và tất cả các chủ thể trong giao dịch dân sự phải có nghĩa vụ phải tuân thủ chấp hành các loại quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ: Người lao động, sản xuất, kinh doanh sẽ được hưởng thành quả do mình bỏ công sức tạo ra. Tuy nhiên, các hoạt động này phải đảm bảo tính hợp pháp và được pháp luật thừa nhận thì mới có căn cứ xác lập quyền dân sự.
Có một đặc điểm nữa là, đối với hoạt động sáng tạo ra đối tượng sở hữu trí tuệ cũng là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật dân sự. Cụ thể là quyền đối với những tài sản trí tuệ như: tác phẩm văn học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,…
– Chiếm hữu tài sản: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các Điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật dân sự 2015.
– Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
– Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật: Người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm bồi thường ở đây bao gồm bồi thường trong hợp đồng và bồi thường ngoài hợp đồng.
– Thực hiện công việc không có ủy quyền: Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Thông thường các chủ thể chỉ thực hiện công việc của người khác khi được ủy quyền. Tuy nhiên, trên thực tế có khi vì lợi ích của người có công việc thì chủ thể khác buộc phải làm công việc không được ủy quyền và sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người thực hiện công việc và cả người có công việc được thực hiện. Khi đó, các bên phải có trách nhiệm với nhau về việc thanh toán chi phí bỏ ra để thực hiện công việc, thanh toán tiền công thực hiện công việc… theo các quy định của Bộ luật dân sự 2015.
2.3. Thực hiện quyền dân sự:
Căn cứ tại Điều 9
“Điều 9. Thực hiện quyền dân sự
1. Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định tại Điều 3 và Điều 10 của Bộ luật này.
2. Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
2.4. Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự:
Căn cứ tại Điều 10
“Điều 10. Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự
1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.”
2.5. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự:
Căn cứ tại Điều 11 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.”
2.6. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền:
Căn cứ tại Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 14. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.”
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
– Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR);
– Luật
– Bộ luật Dân sự năm 2015.