Trong quá trình xem các biên bản này, người bào chữa sẽ tìm được những thiếu sót hay những bất lợi cho người mà mình bào chữa từ đó có thể chủ động giải quyết các vấn đề.
Trong Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền của người bào chữa. Cụ thể, người bào chữa có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi cung người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa.
Có thể thấy pháp luật quy định như trên đã thể hiện tính công bằng dân chủ trong thể hiện trong . Sự có mặt của người bào chữa trong quá trình lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can giúp cho người bị tạm giữ, bị can ổn định hơn về mặt tâm lý và những người tiến hành các hoạt động điều tra sẽ thận trọng hơn khi điều tra, tuân thủ pháp luật và hạn chế các hành vi vi phạm. Qua đó sẽ hạn chế được Điều tra viên bức cung, ép cung hay có hành vi đe dọa người bị tạm giữ, bị can để họ khai theo ý muốn của Điều tra viên. Điều này giúp cho lời khai của người bị tạm giữ, bị can khách quan hơn và hợp pháp. Ngoài ra, việc quy định quyền này cho người bào chữa giúp họ theo dõi được quá trình điều tra, thu thập chứng cứ ngay từ các hoạt động của Cơ quan điều tra để chuẩn bị lời bào chữa và tham gia tranh tụng sau này tại phiên tòa của họ. Trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị can, nếu người bào chữa có những tình tiết chưa được làm rõ thì khi có sự đồng ý của Điều tra viên, người bào chữa cũng có quyền được lấy lời khai người bị tạm giữ và hỏi cung bị can.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã bổ sung thêm quyền cho người bào chữa mà trước đây Bộ luật tố tụng hình sự 1988 không quy định có là quyền được xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa. Quy định này đảm bảo sự khách quan, chính xác của biên bản điều tra và hoạt động điều tra. Trong quá trình xem các biên bản này, người bào chữa sẽ tìm được những thiếu sót hay những bất lợi cho người mà mình bào chữa từ đó có thể chủ động giải quyết các vấn đề như hỏi thêm người bị tạm giữ, bị can, đi tìm chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc bào chữa,…
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can.
Pháp luật quy định địa điểm, thời gian hỏi cung do Cơ quan điều tra quyết định. Tuy nhiên người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Nên nếu không được thông báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung thì người bào chữa không thể thực hiện được quyền này do không chủ động trong việc chuẩn bị và sắp xếp để có mặt khi Cơ quan điều tra hỏi cung bị can. Do đó người bào chữa có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can là hợp lí.
Cụ thể theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 70/2011/TT – BCA quy định: “Điều tra viên phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can cho người bào chữa trước 24 giờ, trường hợp người bào chữa ở xa có thể thông báo trước 48 giờ, trường hợp không thể trì hoãn được việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can thì Điều tra viên lấy lời khai, hỏi cung và sau đó phải thông báo cho người bào chữa biết”.
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.
Nếu có căn cứ cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch có thể gây bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa hoặc có dấu hiệu cho thấy họ có thể không vô tư khách quan thì người bào chữa có quyền đề nghị với cơ quan có thẩm quyền thay đổi người này theo quy định tại Điều 42, Khoản 4 Điều 60 và Khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự.
Ngoài ra Điều 8 Thông tư số 70/2011/TT- BCA cũng quy định cụ thể về việc giải quyết yêu cầu thay đổi Điều tra viên, người giám định, người phiên dịch của người bào chữa.
Quy định này góp phần đảm bảo cho tính khách quan, vô tư của những người này khi tham gia tố tụng và cũng đảm bảo cho các quyết định đưa ra được chính xác.
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác.
Đây là quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 giúp cho người bào chữa thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền bào chữa. Điều này giúp họ có thể tìm ra những tình tiết mới có lợi cho người bị tạm giữ,bị can, bị cáo.
Người bào chữa có thể tự mình tiến hành việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết khác liên quan đến vụ án vào bất kì thời điểm nào của quá trình tố tụng, ở bất cứ nguồn nào mà pháp luật không cấm. Quy định này cũng đã thể hiện tinh thần dân chủ trong chính sách pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho ngườ bào chữa được thực hiện tốt quyền bào chữa của mình.
e) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Quyền này của người bào chữa được thực hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng mà người bào chữa tham gia từ giai đoạn Điều tra đến giai đoạn xét xử.
Việc người bào chữa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật mà mình thu thập được hoặc yêu cầu cơ quan điều tra xem xét, thu thập những chứng cứ chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là việc làm cần thiết.
Người bào chữa cũng có quyền đưa ra những đề nghị trong quá trình tham gia tố tụng như đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa nếu bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng, …
g) Gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu là người thực hiện tội phạm thì họ là những người hiểu rõ nhất về những tình tiết trong vụ án, còn nếu họ là người không thực hiện tội phạm thì qua việc gặp gỡ, nói chuyện, người bào chữa có thể tìm ra được những chứng cứ chứng minh họ không có tội. Việc gặp gỡ này tạo điều kiện cho người bào chữa thu thập thêm những thông tin về tình tiết của vụ án và hiểu rõ hơn về người được bào chữa,…Ngoài ra qua những gì người bào chữa thu thập được từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng giúp cho người bào chữa xác minh lại những chứng cứ mà cơ quan điêu tra thu thập được, tránh được những sai phạm trong quá trình điều tra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người bào chữa được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 70/2011/ TT – BCA.
h) Đọc, ghi chép và sao chép những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật.
Việc đọc hồ sơ vụ án giúp người bào chữa nắm được toàn bộ nội dung vụ án, những chứng cứ và tình tiết trong hồ sơ vụ án. Trong khi đọc người bào chữa có quyền ghi chép, sao chép những nội dung cần thiết cho việc bào chữa nhằm gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người được bào chữa. Ngoài ra còn giúp cho người bào chữa phát hiện được những sai phạm, mâu thuẫn trong hồ sơ để đưa ra yêu cầu, đề nghị hay khiếu nại.
i) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa.
Quyền được tham gia hỏi, tranh tụng tại phiên tòa là quyền quan trọng, là cơ sở để phát huy được vai trò tranh tụng của người bào chữa. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử công khai kiểm tra tính đúng đắn của cáo trạng thông qua quá trình thẩm vấn và tranh luận công khai. Tại đây, những chứng cứ thu thập được từ những giai đoạn trước được đưa ra để xác minh tính đúng đắn qua đó làm rõ mọi tình tiết của vụ án để giúp cho Tòa án đưa ra bản án thích hợp.
Về thứ tự hỏi tại phiên tòa sơ thảm được quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự và các nội dung người bào chữa có quyền hỏi được quy định tại các Điều: Khoản 3 Điều 209, Điều 210, Khoản 2 Điều 211, Điều 214, Điều 215 và Điều 216.
Trong quá trình hỏi tại phiên tòa, người bào chữa sẽ thấy được có mâu thuẫn giữa những chứng cứ và lời khai của những người được hỏi hay không để tìm ra những tình tiết có lợi cho bị cáo.
Sau khi xét hỏi kết thúc, người bào chữa có quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa, họ được trình bày quan điểm của mình để bảo vệ cho bị cáo.
Ngoài ra Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định về quyền này của người bào chữa tại phiên tòa Giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng có phần hạn chế hơn.
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thầm quyền tiến hành tố tụng.
Quyền này được quy định tại Điềm i Khoản 2 Điều 58 BLTTHS và được thực hiện nếu có căn cứ cho rằng trong quá trình tiến hành tố tụng, hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
l) Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 57 của bộ luật này.
Đây là quyền độc lập của người bào chữa không phụ thuộc vào ý chí của người được bào chữa cũng như đại diện hợp pháp của họ. Pháp luật có quy định như vậy là do xuất phát từ thực tế, người chưa thành niên là người chưa phát triển toàn diện về thể chất, sinh lý nên có thể sẽ có những hành động nổi nóng, không kiềm chế được bản thân,..Ngoài ra những người này còn chưa nhận thức rõ về pháp luật nên sẽ khó có thể phát hiện ra được những điểm bất hợp pháp trong bản án của Tòa án. Do vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà pháp luật đã quy định cho người bào chữa có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên quyền kháng cáo của người bào chữa không loại trử quyền kháng cáo của bị cáo chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa
– Việc tham gia tố tụng của người bào chữa tại giai đoạn xét xử
– Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại