Tìm hiểu quy định của pháp luật về việc tham gia tố tụng của người bào chữa tại giai đoạn xét xử.
BLTTHS 2003 chưa quy định cụ thể các trường hợp người bào chữa được quyền chủ động đề xuất người làm chứng, cung cấp chứng cứ, cũng như triệu tập những người liên quan khác có mặt tại phiên tòa. Trong phiên tòa phúc thẩm, việc bổ sung chứng cứ mới hoặc bổ sung tài liệu, đồ vật của người bào chữa được quy định tại điều 246 BLTTHS 2003, nhưng trình tự điều tra, thu thập các chứng cứ, tài liệu, đồ vật này chưa được pháp luật quy định rõ.
Khoản 3 điều 224 BLTTHS 2003 quy định về nội dung bản án, nhưng chưa cụ thể hóa được chủ trương là phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Theo điều 280 BLTTHS 2003, khi xét thấy cần thiết, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Khoản 2 điều 282 BLTTHS 2003 cũng quy định, nếu đã triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu. Trong trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như luật sư chưa được tham gia bào chữa tại các phiên tòa giám đốc thẩm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Kiến nghị hoàn thiện như sau:
– Nên quy định vai trò và trình tự thẩm vấn, tranh luận và đối đáp giữa Kiểm sát viên và Luật sư tại phiên tòa. Trình tự thẩm vấn tại phiên tòa, chủ yếu dành cho Kiểm sát viên và Luật sư thực hiện, Tòa án nên đóng vai trò trọng tài và điều khiển phiên tòa.
– Quyết định
– Cần thể chế hóa quan điểm về cải cách tư pháp là: phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
– Cần bổ sung quy định trong thời hạn kháng cáo, luật sư được quyền tiếp xúc với bị cáo để tư vấn, hướng dẫn việc kháng cáo.
– Cần thực hiện quy định sự có mặt của người bào chữa cho bị cáo tại các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.