Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền gì? Quyền của đại lý bảo hiểm. Quyền của bên mua bảo hiểm. Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì?
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vậy trong hợp đồng bảo hiểm thì quyền lợi của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có những nội dung cơ bản nào, và được thực hiện ra làm sao? Dưới đây là nội dung tư vấn về vấn đề này:
1. Khái niệm doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm?
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định của
+ Bảo hiểm con người: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn lao động, …
+ Bảo hiểm tài sản: bảo hiểm xe máy, ô tô; bảo hiểm tín dụng; bảo hiểm tài sản cá nhân hoặc doanh nghiệp, bảo hiểm tài sản trong quá trình vận chuyển,…
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với lái xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hãng hàng không,…
Còn bên mua bảo hiểm tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Theo đó người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
2. Quy định về quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm mang đặc điểm của một tổ chức kinh doanh tài chính mang tính chất thường xuyên, và có tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm. Trong đó quan doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện các quyền sau:
a) Thu phí bảo hiểm, là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng theo thời hạn và phương thức theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; đây cũng được xem là nghĩa vụ của người mua bảo hiểm nếu trong trường hợp bên mua bảo hiểm không cung cấp đầy đủ, đúng thông tin, hoặc cố tình làm sai lệch thông tin thì bên kinh doanh bảo hiểm có quyền đình chỉ việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
c) Có quyền đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng kinh doanh bảo hiểm nêu trong trường hợp bên mua bảo hiểm không cung cấp đầy đủ, đúng thông tin liên quan đến việc giao kết thực hiện hợp đồng (khoản 2 Điều 19); không chấp nhận thay đổi mức phí khi có sự thay đổi về những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro về bảo hiểm (khoản 2 Điều 20); bên mua bảo hiểm không đóng đủ số phí bảo hiểm theo quy định (khoản 2 điều 35); bên mua bảo hiểm vi phạm các quy định về an toàn đối với đối tượng bảo hiểm (khoản 3 Điều 50)
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
f) Và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về quyền của bên mua bảo hiểm
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu trong trường hợp doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ thông tin theo đúng quy định; khi bên mua bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm mà không được bên doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý.
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thì việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm xảy ra trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, Bên mua bảo hiểm không đóng đủ mức phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ mức phí theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này bên doanh nghiệp bảo hiểm thời hạn thực hiện việc đóng phí nếu trong thời hạn đó mà bên mua vẫn không đóng đủ thì bên doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Thứ ba, bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí;
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có một câu hỏi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, mong luật sư có thể giải đáp: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm không? Chế tài khi bên mua không thực hiện? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Để hạn chế tổn thất khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì:
Theo quy định tại Điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về quyền của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
“Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”
Luật sư tư vấn quyền của doanh nghiệp bảo hiểm: 1900.6568
Điểm đ Khoản 2 Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
“Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;”
Và theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về việc áp dụng biện pháp an toàn thì:
“2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
3. Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
Từ những nội dung nêu trên thì doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất. Nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ áp dụng biện pháp bảo đảm thậm chí sau khi doanh nghiệp đã ấn định thời hạn để đảm bảo việc thực hiện áp dụng biện pháp bảo đảm đó mà người được bảo hiểm hoặc bên mua mua bảo hiểm không thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.