Quyền của bên thế chấp tài sản tại ngân hàng. Khách hàng có quyền đầu tư thêm vào tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Quyền của bên thế chấp tài sản tại ngân hàng. Khách hàng có quyền đầu tư thêm vào tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư. Em có thắc mắc như sau ạ. Nếu khách hàng tự ý đầu tư thêm vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị tài sản và dùng phần tài sản tăng thêm đó để thế chấp cho người thứ ba. Khi ngân hàng xử lý tài sản, phát sinh tranh chấp. Trường hợp này, ngân hàng phải giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Dân sự 2005, bên thế chấp có quyền: “Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp”.
Như vậy, khách hàng vay vốn có quyền đầu tư để làm tăng giá trị tài sản thế chấp, ngân hàng không được hạn chế quyền này của khách hàng.
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:
“Trong trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp và dùng phần tài sản tăng thêm do đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp và nhận thế chấp bằng chính phần tài sản tăng thêm do đầu tư thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp phần tài sản tăng thêm có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi đầu tư thì các bên nhận bảo đảm có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm để xử lý.
b) Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp được xử lý toàn bộ để thực hiện nghĩa vụ. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo thời điểm đăng ký”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với câu hỏi của bạn, bạn cần phải xác định phần tài sản tăng thêm do dầu tư từ tài sản thế chấp là tài sản gì và có thể tách rời được không.
Nếu phần tài sản tăng thêm do đầu tư tách rời được và không ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thế chấp tại thời điểm thế chấp tại ngân hàng thì ngân hàng có quyền tách phần tài sản mà khách hàng đã thế chấp để xử lý.
Nếu phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp hoặc nếu tách rời thì sẽ giảm sút giá trị tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp được xử lý toàn bộ để thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp ngân hàng phải xử lý tài sản để thu hồi nợ thì nghĩa vụ của khách hàng với người thứ ba thì nghĩa vụ của khách hàng với người thứ ba dù chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và ngân hàng và người thứ ba đều được tham gia xử lý tài sản.
Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp giao dịch thế chấp với ngân hàng có đăng ký nhưng giao dịch thế chấp với người thứ ba không đăng ký thì giao dịch với ngân hàng được ưu tiên thanh toán.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mua nhà đang thế chấp ngân hàng thế nào?
– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đang thế chấp tại Ngân hàng?
– Xử lý khi đất thế chấp ngân hàng đã bán bằng giấy viết tay
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại