Quyền cư trú và thực hiện quyền tự do cư trú của công dân? Nghĩa vụ của công dân về cư trú? Thủ tục đăng kí cư trú của công dân được thực hiện thế nào?
Quyền tự do cư trú của công dân được nhà nước và pháp luật ghi nhận cụ thể thông qua luật cư trú 2020 và Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có nêu rõ. Theo đó công dân có quyền tự do cư trú và tuân thủ quy định của pháp luật về cư trú, thực hiện các thủ tục về cư trú được đặt ra. Theo đó thì để thực hiện quyền tự do cư trú công dân phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ liên quan về cư trú. Vậy cụ thể pháp luật quy định về quyền cư trú và thực hiện quyền tự do cư trú của công dân nhưu thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Cơ sở pháp lý: Luật cư trú 2020
1. Quyền cư trú và thực hiện quyền tự do cư trú của công dân
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Quyền của công dân về cư trú Luật cư trú 2020 quy định cụ thể:
1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Như chúng ta đã biết thì quyền tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú với những quy định cụ thể như về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú…Luật cư trú (sửa đổi), được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020, vừa có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, thực sự tạo bước chuyển biến lớn trong việc nâng cao sự thuận tiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, đặc biệt là tiếp cận phù hợp với quá trình chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tốt hơn quyền tự do cư trú, một trong các quyền cơ bản của công dân.
Cùng với các quyền bầu cử, ứng cử, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật thư tín, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… thì quyền tự do cư trú được
Theo đó, Luật Cư trú 2020 đã bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Luật Cư trú 2020 thay thế việc quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin. Cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chạy trên mạng Internet. Thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú của mỗi công dân đều là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.
Dựa theo những thông tin này có thể thấy theo quy định tại Luật Cư trú 2020 đã thể hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý dân cư, bên cạnh đó cũng có thể bảo đảm tốt hơn tính công khai, minh bạch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện quyền tự do cư trú. Luật cư trú góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong điều kiện Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Nghĩa vụ của công dân về cư trú
Căn cứ theo quy định tại điều 9. Nghĩa vụ của công dân về cư trú Luật cư trú 2020 quy định cụ thể:
1. Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Đầu tiên chúng ta có thể hiểu cư trú là việc công dân sinh sống tại một xã , phường, thị trấn dưới hình thức có hộ khẩu thường trú hoặc cá nhân đăng ký tạm trú, cũng theo đó nên cá nhân không có nơi thường xuyên sinh sống và hộ khẩu thường trú thì nơi cư trú là nơi tạm trú. Khi công dân tiến hành đăng kí cư trú cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Như theo quy định này chúng ta thấy cơ 03 nhiệm vụ cơ bản và rất cần thiết đầu tiên luôn là ý thức chấp hành pháp luật của công dân trong việc tuân thủ quyd dinhjc ủa pháp luật về đăng kí cư trú và để cho cơ quan quản lý dễ dàng thực hiện quản lý dân cư sinh sống trên địa bàn được thuận lợi hơn và người dân có thể sinh sống và hưởng các quyền lợi về cư trú của mình.
Khi thực hiện thủ tục để đăng kí cư trú thì công dân phải có trách nhiệm khai thông tin cư trú chính xác và trung thực, nếu khai thông tin giả mạo có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về cư trú. Vậy nên khi là các thủ tục đăng kí nơi cư trú chúng ta nên lưu ý để thực hiện đúng quy định này, tránh những trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định về cư trú
Nghĩa vụ cuối cùng đó là nghĩa vụ đối với việc nộp lệ phí của công dân khi thực hiện thủ tục hành chính đăng kí cư trú đây là thủ tục bắt buộc nên công dân nên hoàn thành nghĩa vụ này theo quy định với mức phí quy định.
3. Thủ tục đăng kí cư trú của công dân được thực hiện thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (1 bộ)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi đăng ký thương trú, có thể nộp theo 2 cách:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã ( Hồ sơ có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.)
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Bước 3: Bổ sung hồ sơ nếu có hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả khi hồ sơ đã hợp lệ.
Bước 4: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận
Thời hạn giải quyết thủ tục: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quyền cư trú và thực hiện quyền tự do cư trú của công dân” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.