Dưới góc độ pháp lý quyền chiếm hữu đất đai có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ nó là cơ sở đầu tiên để xác lập quyền sử dụng và định đoạt đất đai. Vậy quyền chiếm hữu đất đai là gì? Cùng phân tích quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước?
Mục lục bài viết
1. Quyền chiếm hữu đất đai là gì?
Quyền chiếm hữu đất đai là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực hiện quản lý thống nhất toàn bộ vốn đất đai nhưng Nhà nước lại không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất đai mà lại trao quyền chiếm hữu, sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, Nhà nước không mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình, bởi vì, Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lý như đo đạc, khảo sát đánh giá và phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và các tài liệu địa chính khác để nắm được sự phân bố đất đai, kết cấu sử dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai… để nắm được biến động đất qua các thời kỳ.
Việc phân biệt quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước với quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất dưới đây sẽ làm rõ hơn nhận định trên đây về việc Nhà nước không mất đi quyền chiếm hữu đất đai cho dù Nhà nước có thực hiện việc giao đất, cho thuê đất… cho người sử dụng đất sử dụng ổn định lâu dài.Cụ thể:
Thứ nhất, Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai. Còn người sử dụng đất thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở quyền sử dụng đất của mình. Điều đó có nghĩa là họ chiếm hữu đất đai khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng.Hơn nữa, sự chiếm hữu đất đai này đi liền với yêu cầu bắt buộc phải sử dụng đất, nếu người sử dụng đất chiếm hữu đất đai mà không sử dụng đất, không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép thì sẽ bị thu hồi đất (quyền chiếm hữu đất đai của họ bị chấm dứt).
Mặt khác., quyền sử dụng đất của người sử dụng là quyền phái sinh (có sau). Tính phái sinh của quyền sử dụng đất thể hiện quyền này chỉ phát sinh trên cơ sở được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước là vĩnh viễn trọn vẹn. Tính vĩnh viễn thể hiện ở chỗ : nhà nước không bao giờ mất quyền chiếm hữu đất đai của mình mặc dù đã giao hoặc chưa giao đất cho bất cứ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định, lâu dài.
Tính trọn vẹn thể hiện ở chỗ: Nhà nước chiếm hữu toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo và vùng đất ngập mặn thuộc khu vực lãnh hải. Còn người sử dụng đất chỉ được quyền chiếm hữu từng diện tích đất nhất định mà nhà nước giao, cho thuê trong một khoảng thời gian nhất định và không được làm thay đổi mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã xác định rõ trong quyết định giao đất, cho thuê đất.
Thứ ba, nếu như quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước là gián tiếp, mang tính khái quát thì quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụng mang tính cụ thể, trực tiếp đối với từng mảnh đất nhất định được xác định rõ diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng.
2. Chủ thể và khách thể của quyền sở hữu đất đai:
Chủ thể của quyền sở hữu đất đai
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền định đoạt đất đai. Hay nói cách khác, Nhà nước là chủ thể đại diện của quyền sở hữu đất đai. Quyền sở hữu đại diện của Nhà nước mang tính chất duy nhất và tuyệt đối.
– Tính duy nhất thể hiện, pháp luật không cho phép tồn tại bất cứ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là người đại diện.Điều này có ý nghĩa đất đai luôn thuộc về chủ thể nhất định là Nhà nước và pháp luật không cho phép có bất kì hành vi nào xâm phạm quyền định đoạt đất đai của Nhà nước. Ở Việt Nam, ngoài Nhà nước ra không có bất kì tổ chức, cá nhân nào khác là người đại diện chủ sở hữu đất đai.
– Tính tuyệt đối thể hiện, toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước dù đã được giao hay chưa được giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Hơn nữa, dù đất đai do bất cứ ai sử dụng vào bất cứ mục đích gì thì cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Bên cạnh đó, về mặt lý luận cũng cần có sự phân biệt giữa quyền của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với quyền của Nhà nước với vai trò là người quản lý đất đai.Điều này có nghĩa là không nên đồng nhất khái niệm chủ thể quyền sở hữu đất đai với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai:, như: Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan tài nguyên và môi trường ở trung ương và địa phương.Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai song các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không phải là chủ sở hữu.
Các cơ quan này chỉ có trách nhiệm thực hiện các chức năng cụ thể, riêng biệt trong quản lý đất đai, nhằm thay mặt Nhà nước thống nhất quản lý và thực hiện nội dung cụ thể của quyền sở hữu về đất đai do pháp luật quy định. Việc phân biệt này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, một mặt vừa tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường; mặt khác, vừa xác định rõ rang, cụ thể vai trò đại diện của chủ sở hữu đất đai, tránh tình trạng quy định sở hữu toàn dân về đất đai mang tính chung chung, trìu tượng dấn đến việc không xác lập được cơ chế quản lý đất đai cụ thể, chặt chẽ.
Hiện nay trong một số tài liệu, sách, báo pháp lý khi tiếp cận nội dung của quyền sở hữu thường dựa trên quan niệm của luật dân sự về ba quyền năng cụ thể của chủ sở hữu(chiếm hữu, sử dụng và định đoạt). Theo đó, một người được xác định là chủ sở hữu tài sản khác với người chủ sở hữu tài sản trong lĩnh vực dân sự, Nhà nước thực hiện q một cách tuyệt đối và không bị hạn chế.
Điều này có ý nghĩa là Nhà nước có toàn quyền tròn việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và quyết định mọi vấn đề quan trọng về đất đai, bởi lẽ khác với các chủ thể của quyền sở hữu khác, Nhà nước là một chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu đất đai: vừa là chủ thể quyền sử dụng đất đai, vừa là một tổ chức chính trị – quyền lực tự mình quy định cho các quyền năng và cách thức đại diện các quyền đại diện chủ sở hữu đất đai. Sự khác biệt này được tại nên bởi tính đặc biệt của Nhà nước trong việc thực hiện q và tính đặc biệt của đất đai với tư cách là một loại tài sản “đặc biệt”.
Khách thể của quyền sở hữu đất đai
Khách thể của sở hữu Nhà nước đối với đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo,và lãnh hải.
Khoa học pháp lý nước ta quan niệm đất đai là khách thể đặc biệt của quyền sở hữu nhà nước.Quan niệm này ra đời dựa trên những lập luận cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về nguồn gốc phát sinh: Đất đai là “tài sản” đặc biệt do thiên nhiên tạo ra,có trước khi con người xuất hiện trên trái đất. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, sự tác động của con người đối với đất đai chỉ làm tăng hoặc giảm độ màu mỡ của đất thôi, chứ không làm cho đất đai bị biến mất;
Thứ hai, đất đai thuộc nhóm tài nguyên hạn chế của quốc gia và có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội mà còn ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Nhà nước. Chính vì vậy, nó chỉ là khách thể duy nhất của quyền sở hữu Nhà nước.
Theo thống kê kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000 tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta là 329.240km2 (tương đương với 32.924.061ha).
3. Quy định về thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai:
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng em có mua một lô đất ở Đà Nẵng và còn nợ phiếu, không làm
Đến khi vợ chồng tôi nộp tiền làm sổ thì theo luật mới là sau ngày 1/7/2014 sẽ không cho sang tên mà phải làm sổ cho chính chủ. Bây giờ tôi muốn chuyển tên cho vợ chồng tôi nhưng khi ra công chứng thì họ bảo
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Chương XI
Điều 167
1.Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này…”.
Điều 179 Luật đất đai 2013 quy định: “Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;…”.
Như vậy, chỉ người sử dụng đất mới có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Từ đó, vấn đề của bạn được giải quyết như sau:
Thứ nhất, hợp đồng ủy quyền đã vi phạm luật đất đai.
Pháp luật quy định trao quyền cho các bên tự ý thỏa thuận tất cả các nội dung của hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên, việc thỏa thuận không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức, xã hội.
Khi bạn và một chủ thể khác ký với nhau hợp đồng ủy quyền, các bên tự thỏa thuận với nhau về tất cả nội dung của hợp đồng ủy quyền này, theo đó, một chủ khác nhân danh bạn thực hiện việc nộp tiền đất, nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đặc biệt chủ thể đó được phép chuyển quyền sử dụng đất lại cho bạn và bạn có nghĩa vụ trả thù lao. Mà khi chỉ thông qua hợp đồng ủy quyền để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ thể này sẽ không có quyền sử dụng đối với mảnh đất trên và đương nhiên sẽ không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất lại cho bạn. Vì vậy, nội dung của hợp đồng ủy quyền do bạn ký kết đã trái với pháp luật đất đai.
Thứ hai, hợp đồng ủy quyền bị vô hiệu một phần.
Do trái với quy định của pháp luật đất đai cho nên phần hợp đồng mà các bên thỏa thuận “được phép chuyển quyền sử dụng đất” sẽ bị vô hiệu và các phần còn lại của hợp đồng sẽ không bị ảnh hưởng đến hiệu lực, vẫn còn hiệu lực để áp dụng.
Thứ ba, cách giải quyết.
Đầu tiên, bạn nên chấm dứt hợp đồng ủy quyền và lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, đến thương lượng, thỏa thuận với người bán đất thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 79
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất tức là người bán nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Theo đó, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết có chứng nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.
Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng).
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Làm thế nào để chứng minh quyền sở hữu đất đai?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật TNHH Dương Gia. Hiện tôi có mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bố mẹ vào trước năm 1975 đã canh tác làm hoa màu. Sau khi tôi lập gia đình thì bố mẹ đã chia cho tôi 2000m2 để làm nhà sống riêng. Khoảng 3 năm thì thấy phong thủy không tốt nên gia đình tôi mua 1 mảnh đất khác và định cư đến nay.
Nhưng năm 2004 có đo lại đất đai để làm sổ đỏ mới nhưng gia đình tôi không có ở nhà, và người thực hiện đo đạc không biết của ai và đã ghi là của UBND xã. Cho đến nay tôi mới biết trên bản đồ là ghi đất của UBND xã. Giờ gia đình tôi phải làm thế nào để được sở hữu mảnh đất đó. Kính mong Công ty Luật TNHH Dương Gia tư vấn trợ giúp. Gia đình xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Anh được bố mẹ chia 2000m2 để làm nhà riêng. Vấn đề đặt ra ở đây là anh đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 2000m2 này hay chưa? Nếu anh hay bố mẹ anh đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó thì đương nhiên việc công nhận toàn bộ 2000m2 đất Ủy ban nhân dân xã là không có căn cứ pháp luật. Xã sẽ phải trả lại cho anh 2000m2 đất này.
Nếu anh hay bố mẹ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xét đến trường hợp anh có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”
Nếu gia đình bạn sử dụng đất không có các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, căn cứ Điều 101 Luật đất đai 2013,
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
…”
Nếu gia đình bạn đã sử dụng đất đai ổn định, lâu dài không có tranh chấp từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và có 1 trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 hoặc nếu không có các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 tuy nhiên đã sử dụng ổn định, lâu dài từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 nay được ủy ban nhân dân xã xác nhận là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thì gia đình bạn đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lúc này xã sẽ phải trả lại đất cho gia đình bạn.
Nếu gia đình bạn không có các căn cứ như trên thì không thể chứng minh quyền sở hữu và rất khó để lấy lại phần diện tích trên.
Theo căn cứ Khoản 1 Điều 164, Luật đất đai 2013, thì Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính Và khi đã trở thành đất chưa sử dụng và thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân xã thì gia đình anh chỉ có thể được trao quyền sử dụng mảnh đất này theo 3 trường hợp được quy định tại Điều 17 Luật đất đai 2013, bao gồm:
– Được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.
– Được nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
– Được công nhận quyền sử dụng đất.
5. Quy định về quyền định đoạt của chủ sở hữu đất đai:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi 58 tuổi, không lập gia đình và sống chăm sóc cha mẹ đến khi cha mẹ mãn phần (mẹ qua đời năm 2003, 81 tuổi; cha qua đời năm 2015, 97 tuổi). Trước đây gia đình tôi có bán căn nhà cũ để mua căn nhà hiện đang ở. Cha mẹ tôi đã cho các con mỗi người một phần từ tiền bán căn nhà cũ. Căn nhà mua năm 2000, đứng tên tôi là Vũ Thị Tuyết. Nay cha mẹ tôi đã qua đời, xin hỏi tôi có toàn quyền giải quyết, cho, hoặc bán tài sản không? Có cần sự đồng ý của các anh chị em hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 16, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 quy định:
‘‘Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, bạn đang là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn là chủ sở hữu đối với mảnh đất này.
Trong trường hợp này, bạn là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản là đất và tài sản trên đất bao gồm căn nhà và các tài sản khác. Vậy bạn có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc các hình thức khác để định đoạt tài sản này, không cần sự đồng ý của các anh em còn lại.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: