Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Hiện nay quyền bí mật đời tư của cá nhân bị xâm phạm khá phổ biển.
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Hiện nay quyền bí mật đời tư của cá nhân bị xâm phạm khá phổ biển. Bài viết dưới LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp cho quý vị pháp luật về quyền bí mật đời tư.
1. Căn cứ pháp lý.
2. Nội dung
Tại điều 38 “Bộ luật dân sự 2015” quy định: “ Quyền bí mật đời tư:
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy theo quy định trên cá nhân có quyền bí mật đối với thư tín và các hình thức thông tin điện tử khác: có nghĩa là thư tín, điện tử và các hình thức thông tin khác của cá nhân chứa đựng những thông tin được truyền tải giữa người gửi và người nhận thì chỉ có người gửi và người nhận biết. Pháp luật bảo vệ quyền bí mật này của cá nhân. Những người khác không có quyền can thiệp vào nội dung thông tin này.
Tuy nhiên, việc bí mật trong thư tín và các hình thức thông tin khác cũng chịu sự giới hạn của pháp luật trong một số trường hợp cần thiết.
3. Hậu quả của việc làm lộ bí mật đời tư của người khác.
Việc làm lộ bí mật của người khác có thể khiến người bị hại rơi vào hoàn cảnh bi quan, thiếu tự tin hay thậm chí là tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, bị người khác khinh rẻ, làm đảo lộn cuộc sống.
4. Điều kiện chịu trách nhiệm dân sự đối với hành vi làm lộ bí mật đời tư của người khác.
- Có hành vi làm lộ bí mật đời tư trái với ý chí của người co bí mật đời tư.
- Có hậu quả là giảm sút về uy tín, danh dự nhân phẩm của người có bí mật đời tư.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cố ý làm lộ đời tư của một người với những sự tổn hại về uy tín, nhân phẩm của người có đời tư.
- Người làm lộ bí mật đời tư của người khác với lỗi cố ý đối với hành vi làm lộ.
Như vậy điều kiện để chịu trách nhiệm dân sự về hành vi làm lộ bí mật đời tư là khi có đầy đủ bốn yếu tố ở trên.
5. Hình phạt.
Tùy thuộc vào mức độ của hành vi xâm phạm bí mật đời tư, người xâm phạm có thể bị xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hạ
6. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng.
Ủy ban nhân dân các cấp và