Quyết định 66/2011/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007.
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015
______________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 về Hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm như sau:
a) Điểm a khoản 1:
“a) Trồng các loài sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ, tre, luồng (khai thác trước 10 năm tuổi), mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha.”
b) Bỏ khoản 2.
c) Khoản 3:
“3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 2,25 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 2,25 triệu đồng/1.000 cây phân tán (tương đương một ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá cây giống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hàng năm”.
d) Khoản 5:
“5. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: hỗ trợ 300.000 đồng/ha trong 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc) nếu trồng rừng tại các xã đặc biệt khó khăn (theo
đ) Khoản 6:
“6. Hỗ trợ một lần: chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng 150.000 đồng/ha; chi phí lập thẩm định duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất 45.000 đồng/ha; chi phí cấp chứng chỉ rừng bền vững 100.000 đồng/ha; Chi phí giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán đất trồng rừng 300.000 đồng/ha đối với hộ gia đình và cá nhân, 150.000 đ/ha cho tổ chức và cộng đồng.
Mức kinh phí hỗ trợ quy định tại các khoản 5, 6 Điều này được tính ngoài tổng mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này.”
2. Sửa đổi khoản 2, Điều 7 quy định về hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống như sau:
“2. Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau:
a) Không quá 52,5 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới.
b) Không quá 37,5 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới.
c) Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hóa.
d) Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 150.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.”
3. Sửa đổi khoản 4, Điều 8 quy định về Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao như sau:
“4. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là 2,25 tỷ đồng cho một trung tâm giống.”
4. Sửa đổi khoản 5, Điều 9 quy định về hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống như sau:
“5. Mức hỗ trợ: trung bình 300 triệu đồng đối với vườn ươm xây dựng mới; vườn ươm xây dựng mới ở những xã biên giới được hỗ trợ theo mức vốn dự án được duyệt; đối với vườn ươm cải tạo, nâng cấp, mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng một vườn ươm.”
5. Sửa đổi Điều 10 quy định về hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp như sau:
a) Điểm b khoản 1:
“b) Mức hỗ trợ đầu tư là 30 triệu đồng/km, trong đó hỗ trợ 25 triệu đồng/km để đầu tư xây dựng các hạng mục của tuyến đường; phần còn lại sử dụng để duy tu, bảo dưỡng trong cả chu kỳ trồng rừng.”.
b) Khoản 2:
“2. Đường Lâm nghiệp: dự án trồng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung, có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, ở những vùng chưa có đường ôtô để vận chuyển sản phẩm trong mùa mưa thì được hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp kết hợp với đường dân sinh và phòng cháy chữa cháy rừng (gọi chung là đường lâm nghiệp), mức hỗ trợ là 450 triệu đồng/km. Đường lâm nghiệp được khởi công xây dựng từ sau năm 2013, việc quản lý đầu tư, xây dựng được thực hiện theo quy định hiện hành.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568