Pháp luật nước ta đã đưa ra quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản một cách chặt chẽ, thông qua đó đã đảm bảo tính minh bạch, khách quan, trung thực, hạn chế tối đa tình trạng móc nối, thông đồng, dìm giá, cản trở người tham gia đấu giá tài sản.
1. Bán đấu giá tài sản:
Đấu giá tài sản về cơ bản là một hình thức được các chủ thể sử dụng để bán tài sản thông qua các thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua, cũng như người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc dựa theo quyết định của Toà án hoặc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể là do tự nguyện dựa theo đúng nhu cầu của chủ sở hữu tài sản. Các chủ thể là người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc là thông qua người bán đấu giá.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các chủ thể là người bán đấu giá là những trung tâm dịch vụ bán đấu giá do Sở Tư pháp trực tiếp quản lí hoặc là thương nhân hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Đấu giá có thể thực hiện dưới phương thức đấu tăng giá hoặc là đấu hạ giá. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ có quy định về đấu tăng giá.
Hiện nay, để có thể đấu giá tài sản, các chủ thể là người bán đấu giá cần đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán, cũng như phải trưng bày tài sản để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá theo đúng thủ tục nhất định do pháp luật nước ta quy định cụ thể. Chủ thể là người trả giá cao nhất sẽ dành được quyền mua tài sản đấu giá đó theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Từ việc phân tích quy định về đấu giá tài sản thì bán đấu giá tài sản được hiểu là một hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể cùng tham gia trả giá mua một tài sản. Những chủ thể là người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá tài sản hoặc có thể không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu các chủ thể này có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng theo đúng quy định pháp luật.
Khi các chủ thể tham gia đấu giá tài sản thì người nào trả mức giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó sẽ được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không có ai trả giá cao hơn mức giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành, đồng thời tài sản đó sẽ được tổ chức đấu giá lại.
Dựa vào hình thức bán đấu giá tài sản thì quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua tài sản với giá cả phù hợp, quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng nhanh chóng. Chính vì thế mà trong những năm gần đây thì bán đấu giá tài sản càng trở nên phổ biến và được ưu tiên lựa chọn.
2. Quy trình, trình tự tiến hành bán đấu giá tài sản:
Quy trình tiếp nhận và tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật và dựa trên thực tế sẽ được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng:
Tổ chức đấu giá sẽ kiểm tra hồ sơ; Kiểm tra các văn bản pháp lý liên quan đến tài sản bán đấu giá, yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ (nếu có).
Tổ chức đấu giá sẽ thông báo cho khách hàng quy trình của việc tổ chức đấu giá, thời gian tổ chức, thanh toán, thù lao dịch vụ đấu giá và các thông tin khác liên quan đến quá trình đấu giá.
Gửi mẫu Hợp đồng bán đấu giá tài sản để khách hàng tham khảo.
– Bước 2: Khảo sát tình hình thực tế:
Chụp hình tài sản bán đấu giá.
Lập phiếu khảo sát thực địa ghi nhận tình trạng của tài sản bán đấu giá.
– Bước 3: Ký kết hợp đồng:
Soạn thảo Hợp đồng trình Ban Giám đốc về việc đấu giá tài sản.
Gửi Hợp đồng đến khách hàng tham khảo.
Chỉnh sửa, bổ sung Hợp đồng nếu cần thiết.
Trình Ban Lãnh đạo của cả hai bên cùng ký kết hợp đồng. Hợp đồng sẽ được lập 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản.
– Bước 4: Đăng thông tin tài sản lên báo, đài, các phương tiện truyền thông:
Sau khi đã thỏa thuận với người có tài sản đăng loại báo, đài gì thì tiến hành đăng 2 kỳ, mỗi kỳ cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
– Bước 5: Soạn thảo thông báo bán đấu giá tài sản trình Ban giám đốc duyệt theo đúng quy định pháp luật.
– Bước 6: Niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản:
Niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản tại Công ty( hoặc chi nhánh Công ty).
Niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản tại đơn vị có tài sản.
Niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản tại nơi có tài sản bán đấu giá ( đối với động sản).
Niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá.
– Bước 7: Tiếp nhận khách hàng mua hồ sơ đấu giá:
Bộ hồ sơ đấu giá bán cho khách hàng gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Thứ nhất: Phiếu đăng ký mua tài sản bán đấu giá.
+ Thứ hai: Quy chế bán đấu giá tài sản.
+ Thứ ba: Bản photo các văn bản liên quan đến tài sản bán đấu giá.
Cần phối hợp với Bộ phân kế toán thu tiền phí tham gia đấu giá cho khách hàng theo đúng quy định pháp luật và thoả thuận giữa các bên.
– Bước 8: Tiếp nhận khách hàng đăng ký tham gia đấu giá:
Hồ sơ khách hàng tham gia đấu giá cần nộp đó là các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Phiếu đăng ký mua tài sản bán đấu giá tài sản.
+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu hoặc bản photo có đối chiếu với bản chính.
+ Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh (tổ chức).
+ Giấy nộp tiền đặt trước.
Cần phối hợp với Bộ phân kế toán thu tiền đặt trước của khách hàng (tất cả sẽ được nộp qua tài khoản Ngân hàng).
Cần lưu ý đối với trường hợp khách hàng đặt trước tiền mặt, Bộ phận kế toán sẽ chuyển vào Tài khoản Ngân hàng chậm nhất là 02 ngày làm việc và tổng hợp lại trong ngày.
– Bước 9: Báo cáo tình hình đăng ký đấu giá:
Sau khi đã kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản, tổng hợp tình hình và chốt danh sách khách hàng đăng ký tham gia đấu giá.
Trình Ban Giám đốc về tổ chức phiên đấu giá.
– Bước 10: Gửi thư mời tham dự phiên đấu giá:
Gửi thư mời tham dự phiên đấu giá cho chủ tài sản.
Gửi thư mời tham dự phiên đấu giá cho các khách hàng đăng ký tham gia đấu giá (đối với hồ sơ hợp lệ).
Gửi thư mời tham dự phiên đấu giá cho phòng Công chứng (nếu là bất động sản).
Trong trường hợp không có khách hàng đăng ký tham gia đấu giá thì sẽ phải gửi
– Bước 11: Tổ chức phiên đấu giá:
Phối hợp với Phòng Hành chính chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp bàn ghế, hội trường và các hoạt động khác trong phiên đấu giá.
Tiến hành phiên đấu giá (đính kèm Biên bản của phiên bán đấu giá tài sản).
Ký Hợp đồng mua bán tài sản (ký giữa Tổ chức bán đấu giá và người mua trúng đấu giá).
Công chứng tại phiên bán đấu giá Hợp đồng mua bán tài sản (nếu là bất động sản).
Sau phiên bán đấu giá thì tổ chức bán đấu giá sẽ phối hợp với Bộ phận kế toán trả tiền đặt trước lại cho người không trúng đấu giá, hướng dẫn cho người trúng đấu giá nộp tiếp số tiền còn lại (đã trừ đi số tiền đặt trước).
– Bước 12: Công việc sau khi đấu giá thành:
Theo dõi việc thanh toán tiền mua tài sản của khách hàng.
Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ tiền mua tài sản thì sẽ cần thực hiện các công việc sau:
+ Chuyển số tiền theo quy định trong Hợp đồng cho Chủ tài sản.
+ Thông báo cho Chủ tài sản biết để bàn giao tài sản cho người mua.
+ Tham dự bàn giao tài sản với Chủ tài sản và người mua được tài sản.
– Bước 13: Thanh lý hợp đồng, chuyển Bộ phân tài vụ thực hiện:
Thanh toán số tiền theo
Xuất hóa đơn dịch vụ giá trị gia tăng cho bên có tài sản bán đấu giá theo đúng quy định pháp luật.
Đối với trường hợp đấu giá không thành: thì sẽ phải gửi Văn bản thông báo và đề nghị tiếp tục ký