Thực hiện án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc là một hình thức thi hành án còn mới, dễ gây bỡ ngỡ đối với các cơ quan có thẩm quyền thi hành án cả về việc áp dụng lẫn quy trình thực hiện.
Việc áp dụng hình phạt tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc là một quy định mới của pháp luật. Bởi đây là một hình thức thi hành án còn mới, dễ gây bỡ ngỡ đối với các cơ quan có thẩm quyền thi hành án cả về việc áp dụng lẫn quy trình thực hiện. Do đó, Nghị định số 47/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc có quy định cụ thể về quy trình thực hiện tiêm thuốc tại Điều 8 Nghị định này như sau:
1. Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 59 Luật Thi hành án hình sự và quy định của Nghị định này. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tam giam.
2. Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, më niêm phong và lập biên bản theo quy định.
3. Người bị thi hµnh án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự:
– Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
– Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
– Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
9. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g, h, khoản 4 Điều 59 và Điều 60 Luật Thi hành án hình sự.”