Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào? Việc tạm giữ tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính phải được thực hiện như thế nào mới là đúng luật?
Trong cuộc sống không một ai mà không có lỗi có thể có những lỗi được quy định trong pháp luật và có những lỗi là trong cuộc sống, có những vi phạm được quy đinh là sẽ bị xử lý vi phạm hành chính có những lỗi được quy định trong bộ luật hình sự.
Lỗi xử lý vi phạm hành chính là lỗi của cá nhân, tổ chức mà lỗi này vi phạm về quản lý nhà nước và đã được quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính mà không phải là tội phạm. Khi có hành vi phạm pháp luật về hành chính thì người được trao quyền theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng các hình thức xử phạt cũng như hình phạt bổ sung, khắc phục hậu quả đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Quy đinh này như thế nào? Luật Dương Gia xin đưa ra một số quy định của pháp luật có liên quan như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Tạm giữ tang vật, phương tiện xử lý vi phạm hành chính
- 2 2. Thời gian tạm giữ phương tiện, tang vật
- 3 3. Không lập biên bản có được tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC không?
- 4 4. Thủ tục tạm giữ, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
- 5 5. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện
1. Tạm giữ tang vật, phương tiện xử lý vi phạm hành chính
Khi có hành vi vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép giữ tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được phép áp dụng trong trường hơp cần thiết mà pháp luật quy định cụ thể Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
– Nếu tang vật, phương tiện đó có những tình tiết để làm căn cứ cho việc đưa ra
– Việc tạm giữ phương tiện, tang vật còn nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi phạ hành chính nữa có thể xảy ra nếu không thực hiện việc tạm giữ phương tiên, tang vật thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà không lường trước được.
– Bên cạnh đó việc tạm giữ tang vật, phương tiên còn được tạm giữ trong trường hợp nhằm đảm bảo thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
Chấm dứt việc tạm giữ tang vật được thực hiện khi đã xác minh được những tình tiết để làm căn cứ để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính cũng như hành vi sẽ không gây nguy hại cho xã hội, đã ngăn chặn được hành vi vi phạm. Nếu việc nộp phạt hành chính được thực hiện nhiều lần thì nếu chủ thể bị xử phạt đã nộp tiền xử phạt lần đầu thì chủ thể bị xử lý vi phạm sẽ được nhận lại tang vật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tạm giữ trước đó.
+) Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện.
Đối với trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật thì ngươi nào có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu cũng như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chủ thể đó sẽ có thẩm quyền đưa ra quyết đinh tạm giữ phương tiện, tang vật đã được sử dụng để vi phạm hành chính.
Trường hợp tang vật có dấu hiêu bị tẩu tán, tiêu hủy thì cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, kiểm lâm viên, bộ đội biên phòng, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải thực hiện viêc tạm giữ ngay phương tiện, tang vật mà có nguy cơ tiêu hủy hay tẩu tán đó. Tuy nhiên khi thực hiện việc tạm giữ tang vật phương tiện thi không được để quá hai tư giờ kể từ thời điểm lập biên bản xử lý vi phạm hành chính thì chủ thể lập biên bản phải báo cáo với thủ trưởng của mình để ra quyết định tạm giữ tàng vật, phương tiện, nếu tang vật là hàng hóa dễ bị hư hỏng thì cần phải báo ngay với thủ trưởng trực tiếp của mình để xử lý để tránh hàng hóa đó bị hư hỏng dấn đến phải bồi thường theo quy định của pháp luật, còn không ra quyết định tạm giữ thì phải trả ngay hàng hóa đó cho chủ sở hữu tài sản đó.
Khi ra quyết định tạm giữ phương tiện, tang vật thì chủ thể ra quyết định tam giữ phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản đối với tang vật đó nếu do tắc trách mà dẫn đến tài sản đó bị hư hỏng, bị mất hay phương tiện, tang vật bị đánh tráo thì phải có trách nhiệm bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Nếu phương tiện, tang vật phải được niêm phong khi tạm giữ thì việc niêm phong đó phải được thực hiện ngay trước mặt chủ thể có hành vi vi phạm, nếu không có người có hành vi vi phạm hành chính thì phải được thực hiện niêm phong ngay trước mặt người thân, gia đình người đó, nếu không có người thân ngườ đó thì trước đại diện chính quyền địa phương hoặc là người chứng kiến sự việc đó.
Bên cạnh đó để hợp pháp theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luạt quy định thì việc tạm giữ phương tiện, tang vật đó phải có quyết định bằng văn bản, được lập thành hai bản và phải được giao cho chủ thể vi phạm một bản.
Nếu chỉ thực hiện hình thức xử phạt tiền thì người có thẩm quyền được áp phép tạm giữ một số các giấy tờ sau: Đầu tiên là giấy phép lái xe hay là giấy phép dùng để lưu hành phương tiện, những giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, tang vật vi phạm, dược phép tạm giữ cho đến khi chủ thể bị xử lý vi phạm hành chính thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt hành chính của mình. Nhưng nếu người có hành vi vi phạm mà không có những giấy tờ nêu trên thì bắt buộc người có thẩm quyền phải tạm giữ phương tiện, tang vật để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp phải áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có thể tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, việc tạm giữ này sẽ không gây ảnh hưởng đến quyền sử dụng những giấy tờ đó.
2. Thời gian tạm giữ phương tiện, tang vật
Việc tạm giữ phương tiện, tang vật chỉ được thực hiện trong thời gian luật định cụ thể như sau: Bảy ngày kể từ ngày tạm giữ tực tế, trường hợp nếu hành vi vi phạm đó có nhiều tình tiết phức tạp cần phải xác minh, điều tra thì có thể ra hạn nhưng tối đa cho phép không được vượt quá ba mươi ngày, kể ngày tạm giữ phương tiện, tang vật.
Tuy nhiên trong trường hợp vụ việc nhiều tình tiết phức tạp, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng cần có thêm nhiều thời gian thu thập chứng cứ, xác minh sự việc thì chủ thể có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo vơi thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, thời gian ra hạn tiếp theo cũng không được vượt quá ba mươi ngày trừ trường hợp để đảm bảo thi hành quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính và phải được lập bằng văn bản.
Tất cả các trường hợp tạm giữ phương tiện, tang vật đều phải được lập thành biên bản và được nghi đầy đủ thông tin, tình trạng, chủng loại, số lượng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, có chữ ký của người vi phạm nếu người vi phạm cố tình không ký hay không có mặt thì bắt buộc phải có chữ ký của hai người làm chứng, biên bản này cũng được lập thành hai bản đưa cho người vi phạm một bản và ngườ có thẩm quyền giải quyết giữ một bản.
Ngoài ra cũng có trường hợp ngoại lệ nếu là phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tam giữ để nhằm mục đích bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng nếu tổ chức hay cá nhân bi tạm giữ phương tiên có điều kiện về bến bãi, địa chỉ cụ thể rõ ràng và có khả năng về tài chính để đặt tiền bảo lĩnh thì có thể tự mình giữ phương tiện tuy nhiên vẫn bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và không được sử dụng trong quá trình chưa giải quyết xong về vụ việc thi hành án quyết định xử lý vi phạm hành chính.
3. Không lập biên bản có được tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC không?
Tóm tắt câu hỏi:
– Không lập Biên bản vi phạm hành chính có được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không? Nếu không lập biên bản vi phạm hành chính, mà tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì có vi phạm pháp luật vi phạm hành chính không?
– Trường hợp UBND cấp xã có được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị trên 30 triệu đồng không? Nếu đã tiến hành tạm giữ thì có được chuyển cho UBND cấp huyện không để ra quyết định tạm giữ không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 5 Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
…
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
…”
Như vậy, việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. Nếu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà không lập biên bản là trái với quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền xử phạt hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Khoản 1, Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
“1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính, áp dụng biên pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà không giới hạn về thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Vì vậy việc UBND cấp xã tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trị giá 30 triệu đồng là không trái quy định pháp luật.
Nếu UBND xã đã tạm giữ thì không được chuyển cho UBND cấp huyện ra quyết định tạm giữ.
4. Thủ tục tạm giữ, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
Tóm tắt câu hỏi:
Xin vui lòng giải đáp giúp câu hỏi: Trong khi đi kiểm tra, xử lý phát hiện ra lái xe vi phạm, Tổ công tác tiến hành kiểm tra, lái xe nói không mang theo, tổ công tác tiến hành lập biên bản tại thời điểm kiểm tra với lỗi không có giấy phép lái xe, cho xe vào bãi và lập biên bản tạm giữ 7 ngày. Hôm sau, lái xe đến cơ quan xuất trình giấy tờ xe cho tổ công tác. Như vậy xin hỏi: – trong trường hợp trên tổ công tác đã xử lý đúng chưa? – việc lái xe hôm sau mang đến trình có ảnh hưởng gì đến việc lập biên bản từ hôm trước không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính, Căn cứ vào Điều 39 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 và Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt các chủ thể có thẩm xử lí vi phạm hành chính về giấy phép lái xe là chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình, cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử lí các hành vi phạm được quy định trong nghị định này, thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ.
Xét về hành vi vi phạm, hành vi không mang theo giấy phép lái xe (GPLX) là vi phạm hành chính được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định mức phạt đối với lỗi không có giấy tờ xe và lỗi không mang theo giấy tờ xe như sau:
5. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang đi trên đường theo đúng luật, có một xe ô tô đi cùng chiều quẹt phải chị đi trước tôi. Tôi bất ngờ cũng ngã theo chị kia, chị kia bị thương nặng hơn còn tôi chỉ bị gãy tay. Xe thì bị công an giữ gần 1 tháng rồi mà chưa trả. Vậy tôi muốn biết quy định về xử phạt và giam giữ xe trong trường hợp của tôi. Tôi đã được anh lái xe ô tô bồi thường 4 triệu.
Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn tối đa tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
(…)
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. (…)
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.”
Theo đó, thời hạn tối đa tạm giữ phương tiện là 60 ngày khi có văn bản gia hạn tạm giữ.