Quy phạm đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức. Hướng đến tiếp cận và điều chỉnh quan điểm, tư tưởng, cách đối nhân xử thế của con người. Đạo đức là gốc để phát triển và hình thành các giá trị của con người. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Quy phạm đạo đức là gì?
Quy phạm đạo đức là những quy tắc xử sự của con người tạo thành các chuẩn mực. Được hình thành từ thói quen, phong tục tập quán ở mỗi vùng miền. Được đảm bảo thực hiện mang đến các giá trị văn hóa lâu đời. Nhằm điều chỉnh ý thức đạo đức trong đời sống xã hội.
Quy phạm đạo đức được đặt ra với các chuẩn mực cho số đông, cho tập thể. Điều chỉnh với tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội. Chúng tác động đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như giá trị mà con người theo đuổi.
Quy phạm đạo đức được thực hiện bằng giá trị nhận thức, phản ánh giá trị con người. Được đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội. Con người nhận thức được việc làm chuẩn mực, đúng đắn, phù hợp với giá trị tìm kiếm trong xã hội.
Các tác động, ý nghĩa thực hiện:
Đạo đức tác động rất lớn đến giá trị của mỗi con người, trong nhân cách, tư cách đạo đức. Các quy phạm đạo đức cũng cần được đảm bảo ở ngưỡng tiêu chuẩn khi tham gia vào các hoạt động xã hội.
Đạo đức mang đến nhận thức và đánh giá trong hành vi đời sống. Dựa trên các chuẩn mực để điều chỉnh thái độ, cảm xúc hay hành động phù hợp. Đạo đức được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Ví dụ về các quy phạm đạo đức:
“Uống nước nhớ nguồn”
“Tôn sư trọng đạo”
2. Các thuật ngữ tiếng Anh?
Quy phạm đạo đức tiếng Anh là Code of Ethics.
Quy phạm pháp luật tiếng Anh là Legal regulations.
3. Điểm giống nhau giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức:
Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung:
Đều hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, với các chuẩn mực được thừa nhận. Gồm nhiều quy phạm tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau trong đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ Căn cứ trên các quy phạm, con người biết mình nên làm gì, phải làm gì.
+ Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức. Hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức. Từ đó mang đến ý nghĩa thực hiện quy phạm trong xã hội.
Thứ hai, là tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội.
Đạo đức và pháp luật là các quy phạm phổ biến. Cả hai đều là khuôn mẫu và thước đo chuẩn mực trong hành vi của con người. Hướng con người biết nhận thức, lựa chọn thực hiện hoặc không các hành vi khác nhau. Biết cân nhắc giữa lợi ích và tổn thất trong hành vi.
Thứ ba, pháp luật và đạo đức có liên hệ với nhau:
Đạo đức và pháp luật đều là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của con người. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội. Mang đến các yêu cầu trong nhận thức và điều chỉnh con người.
Thứ tư, chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống:
Cả đạo đức và pháp luật ban hành ra không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể. Đều hướng đến điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, và có thể áp dụng cho nhiều tình huống, hoàn cảnh.
4. Khác nhau giữa quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật:
Giữa pháp luật và đạo đức thường xuyên có những mối quan hệ, tác động qua lại đan xen lẫn nhau. Ảnh hưởng lẫn nhau cho dù bản thân chúng có những điểm riêng biệt. Phân biệt trên các tiêu chí sau:
4.1. Đặc trưng phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức:
Đặc trưng là tính quyền lực, bắt buộc chung của quy phạm pháp luật. Không một quy phạm nào khác có được sức mạnh quyền lực này như quy phạm pháp luật.
Pháp luật là đại diện quyền lực, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhằm bảo vệ cho giai cấp, và mang đến trật tự kỷ cương xã hội. Các chủ thể khác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật.
Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mang đến đặc trưng và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước. Từ giáo dục, thuyết phục đến các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể,…. Mang đến công bằng, bình đẳng cho xã hội.
4.2. Khái niệm:
Quy phạm pháp luật:
Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc chung. Pháp luật được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, và có giá trị hiệu lực với toàn bộ các chủ thể. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện, bên cạnh các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quy phạm đạo đức:
Là những quy tắc xử sự của con người hình thành trong đời sống. Đến từ thói quen, phong tục tập quán ở mỗi vùng, mỗi địa phương. Từ đó mang đến các chuẩn mực đánh giá chung về tư cách đạo đức, nhằm điều chỉnh ý thức đạo đức trong đời sống xã hội. Quy phạm này được thực hiện theo ý chí tham gia của chủ thể.
4.3. Nội dung:
Quy phạm pháp luật:
– Là quy tắc xử sự gắn với việc được làm, việc phải làm, việc không được làm. Thực hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ dành cho các chủ thể khác nhau.
– Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người trong xã hội. Không ai có thể lựa chọn làm trái pháp luật.
– Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trước tiên mang đến các nhận thức trong giá trị thực hiện pháp luật. Và bắt buộc chung người dân phải đảm bảo tuân thủ các quy định đó. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ cưỡng chế chủ thể trong nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.
– Mang tính quy phạm chuẩn mực, là nguyên tắc thống nhất thực hiện trong xã hội. Có giới hạn, các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép. Điều chỉnh mọi quan hệ, hành vi thực hiện trong xã hội.
– Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Bên cạnh đó là đảm bảo công bằng, bình đẳng cho người dân.
Quy phạm đạo đức:
Là các quan điểm chuẩn mực được hình thành trong đời sống của con người. Điều chỉnh đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Mang đến các giá trị đánh giá nhân cách, nhận thức, lối sống, tất cả các khía cạnh thuộc về chuẩn mực đạo đức.
– Không mang tính bắt buộc chung với các chủ thể bên ngoài cộng đồng. Chỉ được thực hiện bằng sự tự nguyện, tính tự giác và đánh giá từ xã hội.
– Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của đại diện quản lý. Mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện, tự giác của các cá nhân tham gia trong cộng đồng.
– Không có sự thống nhất, không rõ ràng, cụ thể như quy phạm pháp luật. Được thực hiện với phương thức truyền miệng, mang đến giá trị văn hóa qua các thế hệ.
– Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người. Khi các quyền lợi cơ bản của con người phải được đảm bảo. Các nhận thức đạo đức giúp thực hiện hiệu quả hơn tinh thần pháp luật.
4.4. Mục đích điều chỉnh:
Quy phạm pháp luật:
Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước. Thực hiện trong tính chất bắt buộc với mọi người dân. Nhằm tạo ra sự thống nhất quản lý chung trong nhà nước với các cá nhân, tổ chức.
Quy phạm đạo đức:
Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người.
4.5. Đặc điểm:
Quy phạm pháp luật:
– Quy phạm pháp luật dễ thay đổi, tùy theo tình hình thực tiễn. Hướng đến thống nhất quản lý và mang đến quyền lợi công bằng, bình đẳng cho các chủ thể.
– Có sự tham gia của Nhà nước, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Quy định tất cả các khía cạnh, quyền và trách nhiệm cho các chủ thể tham gia trong thị trường.
-Cứng rắn, không tình cảm, thể hiện sự răn đe.
Giáo dục, cưỡng chế thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Điều chỉnh với phạm vi rộng, bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng khác nhau.
Quy phạm đạo đức:
– Hình thành và áp dụng lâu dài trong cộng đồng dân cư, dần trở thành nét văn hóa đặc trưng.
– Không bị cưỡng chế hay ép buộc thực hiện.
– Phạm vi điều chỉnh hẹp, áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt. Thực hiện trong nhận thức tình cảm của con người. Ràng buộc thực hiện bởi cộng đồng khi nhìn nhận, đánh giá hiệu quả áp dụng quy phạm đạo đức.
4.6. Hình thức thể hiện:
Quy phạm pháp luật:
Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng, chặt chẽ. Ràng buộc các chủ thể trong công việc, chức vụ, quyền hạn,…
Quy phạm đạo đức:
Thực hiện thông qua dư luận xã hội, trong nhân thức tình cảm của con người.
4.8. Ví dụ:
Khi tang gia đang đau buồn, khóc lóc vì sự ra đi của người thân thì có người cười, nói vui vẻ. Có thể đánh giá với sự vô cảm, là hành vi và cảm xúc không được thể hiện đúng hoàn cảnh. Hành vi này thuộc đạo đức bị người ta lên án, nhận xét và đánh giá. Trong khi pháp luật không quy định cười trong đám ma phải bắt giam, phạt tiền.
Pháp luật quy định trong phạm vi 3 đời không được lấy nhau. Tuy nhiên với phong tục của từng vùng miền mà có nơi phải 5 đời mới lấy được nhau. Nếu trong phạm vi bốn đời, có thể không được sự chấp thuận của gia đình, dòng họ hay làng xóm. Trong khi theo quy định pháp luật thì hai người hoàn toàn được kết hôn.