Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định ở trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Vậy quy định xử phạt hành vi tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định xử phạt hành vi tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia:
1.1. Có được tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia không?
Khoản 5 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 có giải thích mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định ở trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm có mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành. Điều 35 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định về các loại công trình hạ tầng đo đạc, Điều này quy định các loại công trình hạ tầng đo đạc như sau:
– Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm có công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
– Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm có:
+ Có điểm gốc đo đạc quốc gia;
+ Có mốc đo đạc quốc gia;
+ Có trạm định vị vệ tinh quốc gia;
+ Có trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
– Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm có:
+ Có mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
+ Có trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
+ Có trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
Theo đó, mốc đo đạc quốc gia là một trong những công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.
Tại Điều 38 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định về bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, Điều này quy định bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, thực hiện thông báo kịp thời với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mà có thẩm quyền khi phát hiện công trình hạ tầng đo đạc bị hư hỏng, phá hoại hoặc có nguy cơ bị hư hỏng, phá hoại.
– Công trình hạ tầng đo đạc được xác lập hành lang bảo vệ, xác lập quyền sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thì khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc có làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng đo đạc, chủ sở hữu công trình kiến trúc, khi đó người sử dụng đất phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Việc di dời hoặc phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh sẽ phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc và các tổ chức, cá nhân yêu cầu di dời hoặc phá dỡ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Qua các quy định trên, có thể khẳng định được rằng, cá nhân, cơ quan, cổ chức không được phép có hành vi tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia, nếu di dời mốc đo đạc quốc gia do các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh thì phải được sự chấp thuận của những cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc, còn nếu như tổ chức, cá nhân có yêu cầu di dời mốc đo đạc quốc gia thì phải thực hiện thủ tục yêu cầu di dời mốc đo đạc quốc gia đến cơ quan có thẩm quyền, sau khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền trong việc di dời mốc đo đạc quốc gia thì mới được thực hiện di dời mốc đo đạc quốc gia. Nếu cá nhân, tổ chức nào có hành vi tự ý dời mốc đo đạc quốc gia mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc hoặc không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền trong việc di dời mốc đo đạc quốc gia thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Mức phạt hành vi tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu cá nhân, tổ chức nào có hành vi tự ý dời mốc đo đạc quốc gia mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình hạ tầng đo đạc hoặc không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền trong việc di dời mốc đo đạc quốc gia thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTNMT 2022 hợp nhất Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ quy định về xử phạt vi phạm quy định trong xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, Điều này quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
– Xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc mà không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và những pháp luật khác có liên quan;
– Tự ý di dời, phá dỡ mốc đo đạc khi mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó.
Theo đó, hành vi tự ý di dời mốc đo đạc quốc gia khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, thêm nữa, Điều 4 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTNMT 2022 hợp nhất Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ quy định Mức phạt tiền quy định tại Chương II (bao gồm cả Điều xử phạt vi phạm quy định trong xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc) là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền mà được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Như vậy, nếu cá nhân có hành vi tự ý dời mốc đo đạc quốc gia khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, còn nếu tổ chức có hành vi tự ý dời mốc đo đạc quốc gia khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi tự ý dời mốc đo đạc quốc gia khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Cần sự chấp thuận của cơ quan nào khi thực hiện di dời mốc đo đạc quốc gia?
Khoản 3 Điều 36 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định về xây dựng, vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc, Điều này quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình sau:
– Điểm gốc đo đạc quốc gia;
– Mốc đo đạc quốc gia;
– Trạm định vị vệ tinh quốc gia.
Sau khi hoàn thành xây dựng mốc đo đạc, chủ đầu tư sẽ phải làm biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc kèm theo sơ đồ vị trí tại thực địa đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của những người sử dụng đất; bàn giao danh sách kèm theo hồ sơ vị trí mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Từ quy định trên thì mốc đo đạc quốc gia sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì. Do đó, khi thực hiện di dời mốc đo đạc quốc gia cần phải được sự đồng ý từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018;
– Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTNMT 2022 hợp nhất Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.