Sau khi có quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền thì Chấp hành viên đã tiến hành kê biên tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Sau khi chi trả đầy đủ nghĩa vụ Chấp hành viên đã báo gọi người phải thi hành án lên nhận lại số tiền còn thừa nhưng người phải thi hành án không nhận. Vậy xử lý số tiền người phải thi hành án không nhận xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1.Quy định xử lý số tiền người phải thi hành án không nhận:
Về vấn đề này, hiện nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp xử lý người phải thi hành án không nhận. Tuy nhiên, trước khi có Luật Thi hành án dân sự dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2022, căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 “Hướng dẫn về việc thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự”
Trong đó có hướng dẫn chi tiết về chi trả tiền thi hành án tại điểm 3.2.1 khoản 3.2 Điều 3 Mục III với nội dung như sau:
– Trong thời hạn được xác định là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền thi hành án, cơ quan thi hành án phải tiến hành chi trả các đối tượng được thi hành án theo thứ tự được quy định tại Điều 51, Điều 52 của Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 và thu phí thi hành án theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19/5/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và có biện pháp xử lý các khoản tiền, tài sản tồn đọng theo các hình thức sau đây:
– Đối với những khoản tiền mặc dù đã có báo gọi nhưng đương sự vẫn chưa đến nhận hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận. Trong thời hạn được xác định là 01 tháng kể từ ngày thông báo mà đương sự không đến nhận, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đồng thời sẽ mở sổ theo dõi ghi thông tin về sổ tiết kiệm cùng với tên người được thi hành án, số ngày, tháng, năm của bản án hay quyết định thi hành án. Hết thời hạn được xác định là 03 năm kể từ ngày thông báo mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển nộp sung công quỹ số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiến xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP nêu trên cho phù hợp với Luật Thi hành án dân sự 2008, trong đó có nội dung hướng dẫn về vấn đề này. Tuy nhiên thì trước mắt, số tiền còn thừa của người phải thi hành án sau khi thực hiện chi trả theo quy định mà người phải thi hành án không nhận thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời mở sổ theo dõi ghi thông tin về sổ tiết kiệm cùng với tên người được thi hành án, số ngày, tháng, năm của bản án hay quyết định thi hành án. Sau khi có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chính thức sẽ xử lý số tiền nêu trên.
2. Tài sản của người phải thi hành án dân sự không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24
– Đối với trường hợp có giao dịch về tài sản nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên sẽ tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo quy định hiện nay.
+ Khi kê biên tài sản, nếu trường hợp tài sản có tranh chấp thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008, đối với trường hợp cần tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch thì Chấp hành viên sẽ tiến hành thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2022.
– Trong trường hợp có giao dịch về tài sản kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên không tiến hành kê biên tài sản mà thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2022 và có văn bản thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cùng phối hợp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
– Việc tiến hành xử lý tài sản sẽ được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với trường hợp có các giao dịch khác liên quan đến tài sản mà không chuyển tiến hành giao quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người khác thì Chấp hành viên sẽ tiến hành thủ tục kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp người phải thi hành án dân sự chết thì trách nhiệm thi hành án được chuyển giao không?
Theo quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2022 quy định chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án như sau:
– Đối với trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án được xác định là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án sẽ được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế.
– Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nếu được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án sẽ có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật này.
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây.
– Đối với các thông báo khác, hoặc các quyết định liên quan về thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan thi hành án dân sự giữ nguyên, thu hồi hoặc ra các quyết định, thông báo khác phù hợp theo quy định của Luật này.
– Trường hợp các đương sự có thỏa thuận về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ về thi hành án cho người thứ ba thì người thứ ba sẽ có quyền, nghĩa vụ của đương sự.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp người phải thi hành án dân sự chết thì trách nhiệm thi hành án sẽ được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Cụ thể theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế và thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế như sau:
– Cá nhân có quyền được lập di chúc để tiến hành định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Người thừa kế không là cá nhân thì cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc.
– Kể từ thời điểm thực hiện mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Như vậy, thông qua bài viết trên, một phần nào đó đã giúp anh/chị nắm rõ một số quy định liên quan đến vấn đề “ Quy định kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc”. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn nhanh nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2022;
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
THAM KHẢO THÊM: