Hành vi săn thú rừng hoang dã đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật, là một trong những nguyên nhân khiến cho các loài vật trở nên hùng dữ và gây ra nhiều thảm họa đối với con người. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi săn thú rừng hoang dã?
Mục lục bài viết
1. Quy định về xử phạt hành vi săn thú rừng hoang dã:
Trên thực tế thì có thể nói, hành vi săn thú rừng hoang dã, hành vi săn động vật quý hiếm sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để lại trên thực tế mà người có hành vi này hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp (sau đuộc sửa đổi tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi), có quy định về mức xử phạt đối với hành vi săn thú rừng hoang dã, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Săn động vật rừng thông thường có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
+ Săn động vật rừng thuộc danh mục động thực vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật có chị giá dưới 3.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Săn động vật dẫn thông thường có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Săn động vật rừng thuộc danh mục động thực vật quý cấp, quý hiếm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Săn động vật dẫn thông thường có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Săn động vật rừng thuộc danh mục các loài động thực vật quý cấp, quý hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Theo đó thì có thể nói, hành vi săn thú rừng hoang dã trái quy định của pháp luật sẽ cần phải tuân thủ theo các mức xử phạt trên đây, có thể bị phạt tiền ít nhất là 5.000.000 đồng và nhiều nhất là 400.000.000 đồng tùy theo từng giá trị và loại động thực vật quý hiếm khác nhau. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật và công cụ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Hành vi săn thú rừng hoang dã có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người có hành vi săn thú rừng hoang dã hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã căn cứ theo quy định tại Điều 234 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm đến khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ. Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp, nạn săn bắn, buôn bán động vật hoang dã ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt, nạn buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới có xu hướng gia tăng. Do bị săn bắn bừa bãi nên số lượng các cá thể đã giảm nhanh chóng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Bên cạnh đó, tình trạng nuôi, nhốt động vật hoang dã ở các trang trại vì mục đích thương mại đang phát triển mạnh mẽ. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung tội danh mới – Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lí, bảo vệ của cơ quan nhà nước đối với động vật hoang dã. Hành vi khách quan của điều luật này quy định nhiều hành vi khác nhau, trong đó có hành vi săn bắt trái phép động vật thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm hoặc những động vật được quy định tại công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng trở lên hoặc động vật hoang dã khác có chị giá từ 300.000.000 đồng trở lên hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên. Lỗi của người phạm tội đối với tội phạm này được quy định là lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết hành vi của mình săn thú rừng là hành vi trái quy định của pháp luật và vi phạm quy định của bộ luật hình sự, thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra hoặc có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra trên thực tế, vẫn mong muốn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó.
Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Hành vi săn động vật hoang dã quý hiếm để buôn bán thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hành vi săn động vật hoang dã quý hiếm nhằm mục đích buôn bán tìm kiếm lợi nhuận trái quy định của pháp luật hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm căn cứ theo quy định tại Điều 244 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và thỏa mãn các cấu thành tội phạm do bộ luật hình sự quy định. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, động vật quý hiếm là hành vi săn bắt, hành vi giết, hành vi nuôi, hành vi nhốt, hành vi vận chuyển, hoặc hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của loại động vật đó. Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trong định nghĩa trên được hiểu là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường nhưng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, bao gồm:
– Động vật thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
– Động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc tại công ước về buôn bán quốc tế các loài dộng vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều luật này quy định mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp;
– Nghị định số 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.