Quy định về xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường? Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường?
Môi trường luôn là một chủ đề luôn được sự quan tâm của con người bởi các yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của con người. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất, kinh doanh và vì trục lợi mà các doanh nghiệp hay các công ty sản xuất kinh doanh không đảm bảo thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm và thiệt hại cho cư dân lân cận và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vậy pháp luật Việt Nam quy định về xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nôi dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật bảo vệ môi trường 2020
Luật sư
1. Quy định về xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Căn cứ theo quy định tại điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể:
1. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
b) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại;
c) Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài.
2. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
3. Việc xác định thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể thực hiện triệt để. Bởi vì những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra chỉ xác định được trên thực tế tại thời điểm có hành vi gây ô nhiễm môi trường, còn những thiệt hại trong tương lại không xác định được hết. Có những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra không những được xác định bằng những thiệt hại thực tế mà còn cần thiết phải xác định thiệt hại trong tương lai. Việc xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra cần phải có sự kết hợp với nhiều yếu tố khác:
– Có hành vi gây ô nhiễm môi trường
– Những thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe của con người do môi trường sống bị xâm phạm gây ra được xác định trên thực tế.
– Những thiệt hại trước mắt và lâu dài cho con người, đời sống xã hội và muôn loài.
Tuy nhiên để xác định được những thiệt hại do môi trường bị xâm phạm rất phức tạp vì còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài, chưa gây ra thiệt hại ngay lập tức hoặc là những thiệt hại thực tế đã bộc lộ xác định được là một nguy cơ, thậm chí còn là nguy cơ rất lớn gây ra những thiệt hại khó lường trong lai. Vì vậy cần phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan chuyên môn cùng kết hợp trong việc xác định mức độ môi trường bị xâm phạm gây thiệt hại. Do dó cần phải đặt ra những mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố được xác định.
-Xác định theo những tổn hại thực tế ngay sau khi môi trường bị xâm hại và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra xác định được trên cơ sở khách quan.
– Xác định thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe do môi trường bị xâm hại cần phải chi ra một khoản tiền cụ thể để khắc phục lại tình trạng ban đầu vốn có của môi trường có lợi cho cuộc sống của con người … và những thiệt hại thực tế về tài sản, những chi phí cho việc cứu chữa của người bị hại về sức khỏe, hồi phục lại tình trạng sức khỏe.
– Xác định các mối quan hệ có liên hệ mật thiết với nhau, thiệt hại này là nguyên nhân của thiệt hại kia và hành vi gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân của thiệt hại.
Hiện nay, không chỉ pháp luật nước ta mà pháp luật nhiều nước trên thế giới vẫn chưa điều chỉnh được đầy đủ và trọn vẹn về việc xác định những yếu tố liên quan đến hành vi gây ô nhiễm môi trường. Pháp luật chỉ quy định trách nhiệm của người gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Những thiệt hại gián tiếp cũng phải bồi thường nhưng việc xác định những thiệt hại gián tiếp dựa trên cơ sở nào là vấn đề không dễ. Tính đến thời điểm này, trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại là nguyên tắc chỉ phù hợp với những thiệt hại về vật chất đơn thuần mà không hoàn toàn phù hợp với những hành vi xâm phạm môi trường. Ví dụ: do khai thác rừng bừa bãi mà rừng đầu nguồn bị cạn kiệt dẫn tới thiên tai, lũ lụt, dưới hạ lưu, làm cho đời sống con người gặp khó khăn. Hoặc trên thực tế có rất nhiều vụ án làm ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng, điển hình là Công ty Vedan Việt Nam cố tình đấu nối hệ thống đường ống thoát nước để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng bởi các loại rác thải và đáng lo hơn là các kim loại nặng. Đặc biệt, đoạn sông đi qua công ty Vedan VN được đánh giá là khúc sông “chết”. Ngoài ra, tại con kênh ở khu vực nhà máy cũng bốc mùi hôi thối, mùi chua khó chịu. Chất thải rắn do nhà máy thải ra cũng gây nên ô nhiễm khi bốc mùi xốc ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
2. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Hiện nay các vấn đề về bảo vệ môi trường đang rất được quan tâm vì nếu không thực hiện các biện pháp và có những quy định để răn đe thì không thể kiểm soát được hoạt động làm ô nhiễm môi trường, theo đó pháp luật đề ra các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, trách nhiệm này được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể xem đây là hình thức nhằm xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hành vi làm ô nhiễm môi trường đó gây thiệt hại về môi trường, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, thì các chủ thể này phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
Căn cứ dựa trên quy định của Luật bảo vệ môi trường và
Phương thức thứ nhất là thực hiện thông qua hòa giải
Phương thức thứ hai đó là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Phương thức thứ ba đó là giải quyết bằng tòa án.
Như vậy chúng ta có thể nhìn nhận trên thực tế thấy rằng phương thức giải quyết thông qua trọng tài hầu như rất ít được áp dụng, vì chưa xác định được trọng tài nào sẽ giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường, trọng tài thương mại hay trọng tài kinh tế hầu như chỉ xem xét, giải quyết những tranh chấp các hợp đồng kinh tế, thương mại giữa các bên, trong khi các tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường là các tranh chấp ngoài hợp đồng.
Theo đó đối với những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân trong các vụ việc do ô nhiễm môi trường gây ra, thường được giải quyết thông qua thỏa thuận thương lượng giữa các bên, hoặc khởi kiện ra tòa án theo trình tự và thủ tục mà pháp luật đề ra. Phương thức thỏa thuận, thương lượng, hòa giải ngoài tố tụng là phương thức thường được sử dụng nhiều nhất, vì đây là phương thức dễ thực hiện và phương thức này có đặc điểm đó là tính chất đơn giản và hiệu quả hơn lí do là vì người bị hại sử dụng nhiều phương thức này là do việc thu thập chứng cứ, giám định thiệt hại, và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của đối tượng vi phạm gây ra thường rất khó khăn, nhất là đối với cá nhân, do thời gian xảy ra hành vi gây ô nhiễm có thể đã quá lâu, hay việc tích tụ gây ô nhiễm môi trường có thời gian quá dài, hay cá nhân không có phương tiện quan trắc, chi phí cho giám định và xác định thiệt hại cao. Bên cạnh đó thì việc khởi kiện tại tòa án là phương thức thường được sử dụng, để đòi bồi thường thiệt hại đối với các vụ việc đã có đủ hồ sơ, chứng cứ buộc tội người vi phạm, gây thiệt hại về môi trường, hoặc khi thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.