Quy định về việc xếp bậc lương khi chuyển ngạch. Quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Việc chi trả tiền lương đối với công chức, viên chức dó là nghĩa vụ của đơn vị, cơ quan phải thanh toán theo quy định khi họ tham gia thực hiện quy định tại các cơ quan đơn vị đó. Lương của công chức viên chức khác với cách tính lương của chủ thể khác. Nó phụ thuộc vào hê số lương. Vậy cụ thể Quy định về xếp bậc lương, tính hệ số lương khi chuyển ngạch được pháp luật như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số:
Luật sư
1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương
Tại Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương Nghị định Số:
1.1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo
– Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
– Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
– Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
– Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
-Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.
Theo đó có thẻ thấy pháp luật đã có quy định cụ thể về nguyên tắc xếp lương cho chức vụ lãnh đạo với mức lương the quy định và đối với các chức danh khác nhau, đối tượng khác nhau vfa nhận phụ cấp theo quy định của pháp luật. Pháp luật có quy định cụ thê cách tính lương theo cấp bậc và chức danh khác nhau, có thể dưa vào đó để có thể tự ước tính mức lương cho mình, tránh các trường hợp nhầm lẫn hay sai sót
1.2. Nguyên tắc trả lương
Việc trả lương phải gắn được thực hiện dựa trên nguyên tắc và phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật
1.3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương
– Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
– Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
– Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.
Như vậy, chế độ tiền lương được pháp luật quy định cụ thể đối với các trường hợp khác nhau. Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập cần phù hợp vơi các đối tượng, với công sức đóng góp và trách nhiệm được giao phó trong công việc của họ, để tạo ra động lực phù hợp dựa trên mức lương. Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính điều này có ghĩa là để thực hiện thủ tục hành chính đối với chế độ tiền lương tương đồng và để dễ ràng thực hiện các thủ tục hành chính về chế độ tiền lương.
2. Quy định về xếp bậc lương, tính hệ số lương khi chuyển ngạch
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi công tác tại Trạm y tế Phường từ năm 2003 chức danh y sỹ theo HĐ58ttg từ năm 2008. Đến năm 2012 đi học liên thông bác sỹ. Khi về công tác lại đến tháng 7 năm 2013 hệ số lương của tôi là 2,86, bậc 1/12 mã ngạch 16119 và là Phó trạm trưởng Trạm y tế Phường. Đến tháng 10 năm 2013, tôi thi viên chức và trúng tuyển. Tháng 3 năm 2014 chuyển ngạch lương từ y sỹ hệ số 2,86 sang bác sỹ 2,34. Ngày 1/1/2016 có quyết định là Trạm trưởng Trạm y tế Phường, vẫn hưởng lương theo hệ số 2,34 bậc 1/9. Tôi hỏi cách chuyển như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo
Theo căn cứ khoản 3, Mục II, Thông tư 02/2007/TT-BNV về hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức, thì: Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.
Điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký
Như vậy, khi anh/chị chuyển ngạch lương của y sĩ với hệ số 2,86 sang ngạch lương của bác sĩ với hệ số 2,34 là không đúng. Vì khi chuyển ngạch lương mới phải có hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất so với ngạch cũ. Như vậy, căn cứ vào bảng Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo
Sau 3 năm khi nhận quyết định giữ bậc ở ngạch lương mới thì anh/chị sẽ được nâng hệ số lương. Tháng 3 năm 2014 anh/chị có quyết định chuyển ngạch lương nên đến tháng 3 năm 2017 anh/chị sẽ được nâng lên hệ số lương mới ở ngạch mới.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy định về xếp bậc lương, tính hệ số lương khi chuyển ngạch và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành